Úc: lạc đà một bướu có nguy cơ bị giết hàng loạt

Tình trạng hạn hán tồi tệ nhất kể từ một thế kỷ qua tại Úc đã khiến người ta buộc phải tính đến phương án giết bỏ hàng trăm ngàn con nhằm giảm bớt sự cạnh tranh nước uống giữa chúng với bầy đàn gia súc và cả với con người.

Theo ông Glen Edwards, chuyên viên tại Trung tâm nghiên cứu về kiến thức vùng sa mạc, hiện đang có khoảng một triệu lạc đà một bướu trong môi trường hoang dã.

Lạc đà một bướu ở Úc (Ảnh: AP)

Số lạc đà này có xu hướng tăng gấp đôi mỗi chu kỳ tám năm và chúng sẽ cạnh tranh với các bầy đàn gia súc tại các trang trại. Chúng phá hủy chuồng trại, làm xói mòn đất, xâm chiếm các vùng bản địa... Đặc biệt hơn khi đây là loài lạc đà thường xuyên khát nước. Chúng thường tàn phá một ngôi làng nào đó trong sa mạc, phá dỡ nhà vệ sinh, vòi nước và máy điều hòa để tìm kiếm vài giọt nước.

Trong 10 năm gần đây, lạc đà một bướu trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Úc. Tình hình còn trở nên ngặt nghèo hơn trong đợt hạn hán vừa qua khi tại một số vùng, tình trạng loài động vật này tiếp cận và tranh giành nguồn nước ngày một gia tăng.

Các nhà nghiên cứu và chính quyền cho rằng việc giết bỏ hay gia tăng các biện pháp xuất khẩu số lượng lớn lạc đà một bướu đã trở thành việc bức thiết.

Lạc đà một bướu được đưa vào châu Úc từ thế kỷ 19 để vận chuyển hàng hóa qua những vùng đất rộng mênh mông. Chúng nhanh chóng thích ứng với môi trường mới nhưng sự sinh sôi phi mã của chúng đã gây thiệt hại to lớn đối với hệ động thực vật vốn yếu ớt của châu Úc, nơi có khí hậu khô nhất thế giới.  

ĐỨC TRƯỜNG

Theo AFP, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video