Ướp lạnh - Phương pháp mới kéo dài sự sống

Câu chuyện về nàng công chúa ngủ trong rừng trong hàng trăm năm và được đánh thức trở dậy sẽ không còn là một câu chuyện thần tiên của thế giới cổ tích, mà nó đang dần hiện hữu trước mắt chúng ta.

Các loại vi khuẩn tạo men và những con côn trùng có thể sống sót trong một môi trường khắc nghiệt và lạnh giá trong khi tuổi thọ vòng đời của chúng là rất ngắn ngủi. Hiện tượng đó dẫn các nhà khoa học, trong suốt nhiều năm qua, đi vào co đường nghiên cứu cơ chế giữ lạnh cơ thể sống trong môi trường thiếu ôxy.

Những thí nghiệm thành công từ việc lưu giữ sự sống trong môi trường thiếu ôxy và nhiệt độ thấp không chỉ đem lại câu trả lời cho bài toán sinh vật chống chọi được với môi trường khắc nghiệt, mà còn mở ra một hướng phát triển mới cho ngành y học hiện đại. Trong tương lai, phương pháp giữ lạnh mới có thể sẽ giúp giữ cơ thể con người ngủ một giấc ngủ qua nhiều năm và rồi bỗng nhiên một ngày lại tỉnh dậy.

Câu chuyện về nàng công chúa ngủ trong rừng trong hàng trăm năm và được đánh thức trở dậy sẽ không còn là một câu chuyện thần tiên của thế giới cổ tích, mà nó đang dần hiện hữu trước mắt chúng ta. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư tại Seattle, Washington, Mỹ mới đây vừa nghiên cứu thành công và giải mã bí mật về việc sự sống có thể trở lại sau khi cơ thể bị đóng băng trong tình trạng thiếu ôxy.

Theo nghiên cứu, việc sự sống có thể thức dậy trở lại sau một quá trình dài rơi vào tình trạng gần như bị chết cóng là điều có thể thực hiện được nếu được tiến hành đúng quy trình phù hợp với cơ chế của sự sống.

Điều này nghĩa là: các nhà khoa học sẽ phải làm cho cơ thể của một người rơi vào tình trạng hôn mê, sau đó tiến hành hạ nhiệt độ cơ thể khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng chết lâm sàng và làm cóng cơ thể giống như việc ướp lạnh cơ thể sống. Nhờ vào quá trình ướp lạnh này, có thể khiến làm chậm lại quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể mà vẫn duy trì được sự sống chờ tới khi “đánh thức” trở lại.

Nguyên lý của quá trình giữ lạnh

Các nhà khoa học thấy rằng: Nếu ở trong môi trường có ôxy, đa số các con côn trùng đều chết sau khoảng 24 giờ tiếp xúc với môi trường lạnh cóng khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu ở trong trạng thái thiếu ôxy, khoảng 97% số giun đất tự bảo vệ vẫn còn khả năng sống sót.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học lý giải sự kết hợp giữa môi trường thiếu ôxy và nhiệt độ thấp (môi trường được sử dụng để bảo quản các cơ quan tạng dùng cho việc cấy ghép) là một môi trường tốt để giữ được sự sống tạm nghỉ ngơi cho tới khi chúng được đánh thức hoạt động trở lại trong môi trường bình thường.

TS. Roth cũng cho biết, việc một cơ thể sống gần như bị chết cóng trong môi trường giá lạnh sau đó vẫn có thể trở lại sự sống bình thường là một hiện tượng khoa học đầy mới mẻ. Song, không có điều gì không thể lý giải. Đã từng có rất nhiều ví dụ trong thực tế về các trường hợp người bị chết cóng.

Ở họ, trạng thái tim đã ngừng đập và cơ thể rơi vào tình trạng chết lâm sàng. Tuy nhiên, họ vẫn có thể trải qua những điều kiện khắc nghiệt này và bằng một quy trình cấp cứu hợp lý, cơ thể họ vẫn có thể được thức tỉnh trở lại. Khi các cơ quan tạng được bảo quản chờ cấy ghép, chúng cũng được đưa vào trạng thái tương tự. Trong môi trường thiếu ôxy và độ lạnh cần thiết, các cơ quan tạng trông như đã chết và không thể hoạt động trở lại.

Song trên thực tế, các tế bào sống chỉ tạm ngừng hoạt động hoặc các hoạt động diễn ra chậm lại. Khi đem cấy vào cơ thể người bệnh, các cơ quan này vẫn có thể hoạt động bình thường.

Những trường hợp sống sót sau khi bị chết cóng

Mùa đông năm 2001, một phụ nữ người Canada sau khi gặp nạn và bị ngất đi trong cái giá lạnh của tuyết với nhiệt độ ngoài trời xuống tới âm độ, cô đã rơi vào trạng thái chết lâm sàng trong lúc nằm dưới sự bao phủ của lớp tuyết lạnh. Nhiệt độ cơ thể lúc đó được duy trì ở mức 16oC và ở trong một điều kiện khắc nghiệt tưởng chừng như không thể sống sót.

Một điều bất ngờ đã xảy ra, vài ngày sau khi người ta tìm thấy xác của nạn nhân, các hoạt động cấp cứu và sưởi ấm cơ thể nhằm tìm chút hy vọng mong manh đã giúp cô gái này sống trở lại.

Trong một trường hợp khác, một vận động viên leo núi người Nhật Bản tên là Mitsutaka Uchikoshi trong một lần leo núi tuyết năm 2006 đã bị ngã và bị chôn vùi dưới lớp tuyết lạnh. 23 ngày sau đó, người đàn ông này được phát hiện khi cơ thể đã bị lạnh cóng và thân nhiệt ở 22oC. Sự sống quay trở lại với anh Uchikoshi sau gần 1 tháng bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày đã thực sự khiến cho các nhà khoa học phải kinh ngạc.

Và những ứng dụng trong tương lai

Từ những trường hợp sống sót một cách kỳ lạ sau khi bị chết cóng nhiều ngày cho tới các công trình thực nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành thành công trong phòng thí nghiệm đã mở ra những ứng dụng tuyệt vời cho ngành y học trong tương lai.

Các nhà khoa học hy vọng có thể hiểu rõ hơn cơ chế làm sống lại người bị chết cóng và ứng dụng trong những trường hợp cần thiết. Một trong những ứng dụng đó là việc kéo dài sự sống cho những bệnh nhân bị thương nặng, mất nhiều máu hay các trường hợp bị sốc do lên cơn đau tim...

Trong những trường hợp khẩn cấp mà không thể cấp cứu kịp thời hoặc chuyển đến nơi cấp cứu mất nhiều thời gian do nhiều nguyên nhân, nếu để bệnh nhân tiếp tục phải chịu đựng cơn đau trong điều kiện bình thường và chờ tới khi được cấp cứu, có thể sẽ là quá muộn.

Tuy nhiên, nếu áp dụng cách làm lạnh và giữ thân nhiệt thấp trong điều kiện thiếu ôxy cho tới khi được cấp cứu, bệnh nhân sẽ có thêm nhiều cơ hội sống sót.

Đây sẽ là một ứng dụng tuyệt vời mà khoa học mang lại từ việc nghiên cứu cơ chế giữ lạnh sự sống.

Theo Sunday Times, Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video