Vải thông minh biến nhiệt cơ thể và năng lượng Mặt trời thành điện

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vải thông minh có thể chuyển đổi nhiệt từ cơ thể và năng lượng Mặt trời thành điện, đồng thời theo dõi nhiều chỉ số sức khỏe khác nhau.


Vải màu đen được phủ Mxene cho phép vải hấp thu năng lượng Mặt trời và nhiệt cơ thể để chuyển đổi thành điện - (Ảnh: University of Waterloo)

Loại vải này, được nhóm nghiên cứu do giáo sư Yuning Li thuộc khoa kỹ thuật hóa học của Đại học Waterloo (Canada) hợp tác cùng nhóm của giáo sư Chaoxia Wang tại Trường cao đẳng Khoa học và kỹ thuật dệt may thuộc Đại học Giang Nam (Trung Quốc) tạo ra.

Theo nhóm tác giả, nó có thể chuyển đổi nhiệt từ cơ thể và năng lượng Mặt trời thành điện, đồng thời theo dõi nhiều chỉ số sức khỏe khác nhau.

Đáng chú ý, nó ổn định hơn, bền hơn và tiết kiệm chi phí hơn các loại vải khác trên thị trường, theo trang ScienceBlog ngày 14-8.

"Chúng tôi đã phát triển một loại vải có khả năng cảm biến đa chức năng và tự cung cấp năng lượng. Phát minh này đưa chúng ta đến gần hơn với các ứng dụng thực tiễn cho vải thông minh", giáo sư Li cho biết.


Thí nghiệm kéo căng để chứng minh độ bền cơ học của vải thông minh và việc có thể giặt được - (Ảnh: University of Waterloo).

Các ứng dụng tiềm năng của công nghệ này rất rộng và đa dạng. Hãy tưởng tượng quần áo có thể giữ ấm cho bạn nhờ nguồn năng lượng Mặt trời, hoặc áo sơ mi có thể theo dõi nhịp tim và nhiệt độ cơ thể bạn mà không cần gắn thiết bị ngoài.

Một trong những ứng dụng hứa hẹn nữa là khẩu trang y tế thông minh giúp theo dõi nhiệt độ và nhịp thở, cũng như phát hiện các hóa chất trong hơi thở có thể chỉ ra sự hiện diện của vi rút, ung thư phổi hoặc các tình trạng sức khỏe khác.

Trong giám sát môi trường, loại vải thông minh này có thể cung cấp dữ liệu thời gian thực về chất lượng không khí hoặc mức độ tiếp xúc với chất độc hại.

Các ứng dụng trong tương lai có thể bao gồm một ứng dụng điện thoại thông minh để theo dõi và truyền dữ liệu từ vải đến các chuyên gia y tế, cho phép theo dõi sức khỏe thời gian thực, không xâm lấn và suốt ngày...

Nhóm nghiên cứu cho biết trong giai đoạn tiếp theo, họ sẽ tập trung cải tiến hiệu suất của vải và tích hợp vải vào các linh kiện điện tử.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Materials Science & Technology.

Cập nhật: 16/08/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video