Vào nhà vệ sinh trên máy bay nên đi chân trần hay mang dép: Hóa ra nhiều người trước giờ vẫn làm sai!

Ngày nay, việc di chuyển bằng máy bay đã trở nên phổ biến hơn so với trước đây. Trên mỗi chuyến bay, hành khách thường được các tiếp viên hàng không nhắc nhở về các quy định an toàn cũng như hướng dẫn sử dụng các thiết bị trên khoang hành khách. Thế nhưng, ít ai để ý rằng chính thói quen đi chân đất vào nhà vệ sinh trên máy bay lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Gần đây, nhiều tiếp viên hàng không đã bày tỏ sự bức xúc của mình về vấn đề này trên diễn đàn Reddit. Elizabeth Regan, một tiếp viên hàng không cho một hãng hàng không thương mại, chia sẻ với tờ HuffPost rằng: "Hành khách thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay với đôi chân trần hoặc chỉ đi tất" .Điều này khiến các tiếp viên hàng không "rợn người" bởi họ biết rõ những gì có thể tồn tại trên sàn nhà vệ sinh.

Hilary Clark, giám đốc dịch vụ trên chuyến bay của Planet 9, một công ty chuyên về máy bay phản lực tư nhân có trụ sở tại California, đồng thời cũng là cựu tiếp viên hàng không thương mại, cho biết việc mọi người sử dụng nhà vệ sinh bằng chân trần là "khá đáng lo ngại". Cô cho biết: "Trong quá trình đào tạo, chúng tôi được dạy rằng chất lỏng trên sàn nhà vệ sinh thường không chỉ là nước".


Đi chân đất trong nhà vệ sinh là mất vệ sinh. (Hình minh họa: Internet).

Chưa kể đến việc đi chân đất trong nhà vệ sinh là mất vệ sinh và thiếu tôn trọng những hành khách khác. Tiếp viên Regan cho biết thêm: "Điều đó hoàn toàn không hợp vệ sinh".

Theo một nghiên cứu năm 2015 của TravelMath, nút xả nước trong nhà vệ sinh trên máy bay có 265 đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU - đơn vị ước tính số lượng tế bào vi sinh vật trong một mẫu có thể sống được, có thể nhân lên trong các điều kiện được kiểm soát) trên mỗi inch vuông (tương đương 6.45 cm vuông), so với 172 CFU trên bồn cầu gia đình. Mặc dù hầu hết các vi trùng này không phải là mối đe dọa lớn đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, nhưng tốt hơn hết là bạn nên giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với chúng.

Tiến sĩ Dahlia Philips, bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm và Giám đốc y tế tại MetroPlus Health, cho biết: "Nhà vệ sinh trên máy bay được nhiều hành khách sử dụng nhiều, dẫn đến các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, nút xả nước, vòi nước và bồn cầu bị nhiễm nhiều mầm bệnh khác nhau. Việc đi chân trần sẽ khiến bàn chân của bạn tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút và nấm có thể xâm nhập qua các vết thương hở trên bàn chân".

Tiến sĩ Gonzalo Bearman, trưởng Khoa Bệnh Truyền nhiễm tại VCU Health, lưu ý rằng mặc dù nhà vệ sinh trên máy bay "nói chung không gây ra mối đe dọa nào lớn", nhưng có một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện để giảm khả năng bị nhiễm khuẩn.

Ông nói với HuffPost: "Cách tốt nhất để giữ gì vệ sinh là rửa tay đúng cách sau khi sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay. Ngoài ra, khi xả nước bồn cầu, bạn nên đóng nắp bồn cầu. Điều này giảm thiểu nguy cơ tạo ra luồng khí phát tán của các hạt cực nhỏ do xả nước." Những hạt cực nhỏ này có khả năng gây ra nhiễm trùng như norovirus, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh chúng nếu có thể.


 Rửa tay đúng cách sau khi sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay. (Hình minh họa: Internet).

Tiến sĩ Philips cũng gợi ý nên tránh chạm tay vào mặt sau khi đi vệ sinh, sử dụng nước rửa tay và tránh uống hoặc súc miệng bằng nước trong nhà vệ sinh. Cô nói thêm: "Cuối cùng, để tránh nhiễm khuẩn, hãy cân nhắc sử dụng khăn giấy để tắt vòi nước và mở cửa".

Bạn cũng nên thực hiện phép lịch sự cơ bản trên chuyến bay bằng cách luôn dọn dẹp sạch sẽ sau khi sử dụng nhà vệ sinh (và đảm bảo xả nước bồn cầu).

Tiếp viên Regan cũng đưa ra lời khuyên rằng bạn nên sử dụng nhà vệ sinh ở sân bay trước khi lên máy bay. Cô cho rằng, về cơ bản, việc đi chân trần vào nhà vệ sinh là "không hợp vệ sinh". Cô khuyên mọi người nên mang theo một đôi dép hoặc đi dép dùng một lần thay vì đi chân trần. Bạn cũng có thể đi giày vào nhà vệ sinh.

Cập nhật: 01/07/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video