Vấp khúc xương, cậu bé phát hiện tổ tiên "mất tích" của loài người

Hài cốt cổ đại đã lấp khoảng trống bí ẩn bấy lâu trên cây gia phả loài người được phát hiện bởi một cậu bé 9 tuổi, người đã vấp phải khúc xương khi chạy theo con chó cưng.

Sau 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã giải mã được các phần hài cốt hóa thạch được tìm thấy ở Malapa - Nam Phi, vốn mang hình dáng con người nhưng có nhiều đặc điểm riêng hết sức kỳ lạ.


Chân dung phục dựng về vị tổ tiên mất tích của loài người - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Cuối cùng, họ đã xác nhận được bộ hài cốt thuộc về một loài người chưa từng được biết đến trước đây. Đặc biệt, đó còn là vị tổ tiên bí ẩn mà loài người bấy lâu luôn tìm kiếm: một sinh vật tiến hóa hơn vượn nhỏ dạng người đứng thẳng Australopithecus afarensis nhưng tồn tại trước khi Homo habilis – những người cổ đại được cho là biết sử dụng công cụ đầu tiên - ra đời.

Vị tổ tiên này được nhóm nghiên cứu đặt tên là Australopithecus sediba, những cá thể có đôi cánh tay lực lưỡng để leo trèo như vượn nhưng những ngón tay bắt đầu thuộc về con người.

Theo phó giáo sư- tiến sĩ Jeremy DeSilva, chuyên gia nhân chủng học tại Đại học Dartmouth (New Hampshire- Mỹ), cũng giống như loài Australopithecus afarensis cổ xưa hơn, Australopithecus sediba cũng đứng thẳng như chúng ta bây giờ. Nhưng xương cánh tay dài và khỏe cho thấy họ vẫn giữ thói quen đu trên các cành cây khá nhiều. Xương chân của họ cũng ngắn nên khó lòng đi bộ quá xa, bộ não cũng còn nhỏ như những vị tổ tiên trước.


Australopithecus sediba cũng đứng thẳng như chúng ta bây giờ - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Đặc điểm đáng chú ý nhất trên cơ thể vị tổ tiên này là ngón tay cái dài đối nghịch, giúp họ bắt đầu khéo léo hơn và có thể sử dụng vài công cụ sơ khai, tuy vẫn thiếu sức mạnh nắm bắt như những con người tiến hóa hơn.

Phân tích cũng cho thấy vị tổ tiên này đã bắt đầu ăn uống giống chúng ta thay vì chỉ ăn cây cỏ và giữ thói quen nhai lại như các tổ tiên cổ xưa hơn.

Bộ hài cốt lịch sử này vốn được phát hiện năm 2009 bởi Matthew Berger, khi đó chỉ là một cậu bé lên 9. Theo cha là nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Lee Berger đi Nam Phi nghiên cứu, cậu bé đã vấp phải khúc xương đòn khi cố đuổi theo con chó của mình. Nhờ đó, nhóm khảo cổ đã đào tiếp và phát hiện vị tổ tiên mất tích.

Kể từ đó đến nay cũng phát hiện 135 mẫu hóa thạch khác, có thể thuộc về 2 hoặc 3 cá thể cùng loài.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Paleoanthropology.

Cập nhật: 21/01/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video