Vẻ đẹp xiêu lòng của Taj Mahal đang biến mất

Không khí ô nhiễm đang biến Taj Mahal, toà lâu đài cẩm thạch biểu tượng cho tình yêu của Ấn Độ, trở thành thứ màu vàng xỉn. Bản báo cáo trước quốc hội Ấn Độ hôm thứ hai cho biết, bất chấp các nỗ lực của chính phủ nhằm bảo tồn di sản từ thế kỷ 17 này, ô nhiễm vẫn đang chứng tỏ sức mạnh của nó.

Không khí ô nhiễm bao vây Taj Mahal, ngôi đền cẩm thạch danh tiếng của Ấn Độ, biến nó thành màu vàng xỉn. (Ảnh: dailytimes)

Màu sắc hiện nay của Taj Mahal bị cho là hậu quả của nồng độ cao "các hạt lơ lửng trong không khí", sinh ra do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch và bụi bặm. Báo cáo dựa trên các số liệu từ Phòng thí nghiệm quan trắc ô nhiễm không khí ở thành phố Agra, cách Taj Mahal khoảng 210 km về phía đông nam của thủ đô New Delhi.

Hiện tại, để cắt giảm ô nhiễm, người ta đã cấm xe hơi và xe bus chạy tới đền thờ này, mà phải đậu cách đó khoảng 2 km. Từ đây, du khách sẽ bắt xe bus chạy bằng pin hoặc đánh xe ngựa tới khu di tích.

Báo cáo cũng đề xuất một giải pháp để phục hồi vẻ tráng lệ của toà lâu đài. Theo đó, người ta sẽ dùng các gói sét không có tính ăn mòn hay phá huỷ để loại bỏ những chất bẩn lắng đọng trên tường lâu đài.

Taj Mahal được hoàng đế Shah Jahan của triều đại Mogul xây dựng giữa năm 1632 và 1654 cho người vợ yêu Mumtaz Mahal. Khoảng 3 triệu du khách đến tham quan ngôi đền này mỗi năm.

T. An

Theo AP, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video