Vén màn bí mật 4 bảo vật "thượng thần" trong lăng Tần Thủy Hoàng, sánh ngang đội quân đất nung

Nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc phần lớn được thể hiện qua các di tích văn hóa in đậm dấu ấn lịch sử qua nhiều thời đại.

Các học giả thời nhà Thanh thậm chí còn cho rằng độ tin cậy của sử sách không cao, và chỉ những giá trị lịch sử phản ánh qua những cổ vật văn hóa được khai quật mới đáng tin cậy. Mặc dù quan điểm này là quá cực đoan, nhưng cũng thể hiện một thái độ học thuật độc nhất và khắt khe. Sử sách có thể bị cải biên, di tích văn hóa trên mặt đất có thể được làm giả mạo, nhưng những di vật văn hóa được khai quật từ dưới lòng đất thì có giá trị khoa học và tính xác thực cao nhất. Lăng mộ hoàng đế là một minh chứng.

Mặc dù Trung Quốc đã mở tấm màn sân khấu để trình diện cho thế giới thưởng thức khu tượng đất nung "Binh mã dũng" nổi tiếng nơi đây, nhưng lăng mộ chính của hoàng đế nhà Tần cho tới nay vẫn chưa được vén màn bí mật.

Các cổ vật truyền thế đa số đều tới từ những lăng mộ cổ, điều này không có gì lạ ở Trung Quốc. Hầu như ở nơi đâu trên đất nước này cũng có bảo tàng trưng bày cổ vật, với chi tiết nơi khai quật được. Thậm chí có nơi còn mở rộng khu lăng mộ cổ thành danh lam thắng cảnh, và phần nhiều trong số đó là lăng mộ của các vị hoàng đế cổ đại.

Trong số đó, nếu muốn nói tới lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng nhất, thì không nghi ngờ gì nữa, đó chính là Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, mặc dù Trung Quốc đã mở tấm màn sân khấu để trình diện cho thế giới thưởng thức khu tượng đất nung Binh mã dũng nổi tiếng nơi dây, nhưng lăng mộ chính của hoàng đế nhà Tần cho tới nay vẫn chưa được vén màn bí mật.

Vị trí của lăng mộ hoàng đế không phải là bí mật, trước đây đã từng được duy trì bảo vệ hoặc cũng có thể đã từng bị giới đạo mộ tìm tới. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tân Trung Quốc), nhà sử học kiêm chuyên gia về văn hóa và giáo dục Quách Mạt Nhược, đã nhiều lần có ý định xin khai quật lăng mộ hoàng đế để tìm hiểu sự thật, nhưng đều bị từ chối. Một di tích văn hóa hàng nghìn năm tuổi thực sự quá quý giá và mỏng manh, chỉ cần một chút sơ xuất bất cẩn, công trình khảo cổ học mang ý nghĩa bảo vệ này có thể gây ra thiệt hại nặng nề hơn cả những kẻ trộm mộ.

Diện tích thực của lăng mộ Tần Thủy Hoàng rộng tương đương gần trăm lần so với diện tích của Tử Cấm Thành, rộng bằng một huyện ở nước này. Trong khi đó, khu vực chôn những chiến binh và ngựa đất nung nổi tiếng được mệnh danh là "Kỳ quan thứ tám", cũng chỉ là một phần bồi táng của khu lăng mộ rộng lớn này.

Theo các ghi chép lịch sử và khảo sát thực địa, việc xây dựng Lăng Tần Thủy Hoàng đã sử dụng tới 800.000 nhân công, gấp 8 lần so với việc xây dựng Kim Tự Tháp nổi tiếng. Diện tích thực của nó rộng tương đương gần trăm lần so với diện tích của Tử Cấm Thành, rộng bằng một huyện ở nước này. Trong khi đó, khu vực chôn những chiến binh và ngựa đất nung nổi tiếng được mệnh danh là "Kỳ quan thứ tám", cũng chỉ là một phần bồi táng của khu lăng mộ rộng lớn này. Bởi vậy, các chuyên gia có lý do để tin rằng, phía dưới không hẳn chi là một lăng mộ hoàng đế, mà là một thành phố hoàn chỉnh.


Đội quân đất nung.

Những di tích văn hóa, cổ vật lịch sử của nhà Tần được phát hiện cho đến nay là khá ít, mặc dù chúng ta biết rằng một phần lớn trong số đó chắc chắn đã bị phá hủy bởi Hạng Vũ và những người khác, nhưng cũng không thể ít như vậy được. Điều này càng khiến cho sự thật về nhà Tần càng bị bao phủ bởi một lớp màn bí ẩn.

Tần Thủy Hoàng không phải là một vị vua đơn giản, theo ghi chép sử sách, ông là một quân vương bảo thủ và ngông cuồng. Tuy nhiên, những di tích văn hóa, cổ vật lịch sử của nhà Tần được phát hiện cho đến nay là khá ít, mặc dù chúng ta biết rằng một phần lớn trong số đó chắc chắn đã bị phá hủy bởi Hạng Vũ và những người khác, nhưng cũng không thể ít như vậy được. Điều này càng khiến cho sự thật về nhà Tần càng bị bao phủ bởi một lớp màn bí ẩn. Các chuyên gia phỏng đoán rằng nhiều cổ vật văn hóa không bị phá hủy mà đã đi vào lòng đất cùng với chủ nhân của chúng.

Trong số các di tích văn hóa này, có ít nhất bốn thứ chắn chắn sẽ được liệt vào danh sách bảo vật quốc gia.

Thái A kiếm

Thái A kiếm được coi là "binh khí bá chủ" trong truyền thuyết, và nhiều sách cổ ghi rằng nó là thanh kiếm riêng của Tần Thủy Hoàng. Các học giả thậm chí có lý do để tin rằng sau khi chạy trốn khỏi thích khách của nước Yên, Tần Thủy Hoàng đã rút thanh kiếm này và đả thương Kinh Kha. Hầu hết "thập đại danh kiếm" được lưu truyền đều không còn xác định được tung tích nữa. Thanh Thái A kiếm này có lẽ là thanh kiếm duy nhất có thể xác định được về cơ bản tính sở tại, và rất có khả năng nó là vật đầu tiên được chôn cùng với Tần Thủy Hoàng.


Thái A kiếm được coi là "binh khí bá chủ" trong truyền thuyết, và nhiều sách cổ ghi rằng nó là thanh kiếm riêng của Tần Thủy Hoàng. (Ảnh minh họa).

Người cổ xưa cũng đã có kỹ thuật rèn binh cực kỳ điêu luyện. Điển hình như bộ đôi vũ khí chiến đấu là thanh kiếm Câu Tiễn (Việt vương Câu Tiễn) ngọn giáo Phù Sai (Ngô vương Phù sai) vẫn bất tử sau hàng nghìn năm, vẫn sắc bén sáng ngời khi được khai quật. Một loại vũ khí bền dụng như vậy vẫn có thể được tạo ra ở những nơi xa xôi như Ngô Việt, chứ chưa kể tới "thần binh" như thanh Thái A kiếm này. Thông qua thanh kiếm này, chúng ta có thể khám phá những thành tựu cực kỳ cao của các nghệ nhân thời nhà Tần trong việc rèn và đúc đồng.

Thập nhị kim nhân

Thập nhị kim nhân – 12 tượng người bằng đồng nổi tiếng từng được nhắc tới trong tác phẩm "Quá Tần luận" trong chương trình giáo dục ở nước này. Theo ghi chép truyền lại, Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất cửu châu, lo sợ kẻ thù gây chiến, ngoại bang nhiễu loạn, đã cho thu nạp toàn bộ số lượng đồng trong nước, sau đó cho đúc 12 tượng đồng hình người lớn tại kinh đô Hàm Dương. Thời xưa, đồng còn được gọi là kim (vàng), nên người ta còn gọi là 12 tượng vàng. 12 tượng đồng được đúc có tướng mạo giống Địch nhân – một giống người thiểu số ở phương Bắc khi đó.


12 tượng đồng được đúc có tướng mạo giống Địch nhân. (Ảnh minh họa).

Điều này cho thấy Tần vương đã có ý thức thúc đẩy quá trình hội nhập toàn quốc và không còn phân biệt bộ tộc, nhằm tạo ra một quốc gia hoàn toàn mới. Tuy nhiên, 12 tượng đồng này sau đó mất tích. Một số người nói rằng những tượng đồng này đã bị hậu thế đem nấu chảy thành tiền đồng. Nhưng cũng rất nhiều người tin chắc rằng họ vẫn đang được giấu dưới lăng mộ, như những người cận vệ trung thành với hoàng đế.

Cổ tịch

Những cổ vật văn hóa quý giá đương nhiên khiến các chuyên gia phấn khích, nhưng điều họ thực sự muốn xem nhất là những điển tịch cổ điển mà họ chưa từng thấy. Rốt cuộc thì các văn tự cổ đại có thể chứa đựng nhiều thông tin hơn, và các học giả sẽ dễ dàng tìm hiểu được các sự kiện lịch sử cổ đại hơn.

Theo ghi chép, Hạng Vũ đã từng thiêu rụi rất nhiều cuốn sách quý giá trong cung Tần. Những điển tịch này ghi lại sự tích lịch sử và văn hóa địa phương thời bấy giờ. Cho tới nay hành động này vẫn bị hậu thế chê trách. Tần Thủy Hoàng không phải là người xuất chúng về văn học và nghệ thuật, nhưng ông là một "nhà lập pháp", người đặt ra các quy tắc ngàn năm. Liệu trong giấc ngủ dài thiên thu, có một bản sao nào của những điển tịch này do chính hoàng để chỉ định được đặt tùy táng ở bên ông dưới lăng mộ không?

Cửu đỉnh

Đỉnh (cái vạc ngày xưa bằng kim loại, có ba chân, hai tai) ban đầu được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn, nhưng sau đó dần dần trở thành vật dụng nghi lễ được tôn sùng nhất. Đỉnh là sản phẩm đồ đồng tiêu biểu nhất, và cũng có giá trị nhất thời cổ đại.

Theo truyền thuyết, thời xa xưa vua Hạ Vũ chia thiên hạ thành chín châu, sau đó cho đúc chín chiếc đỉnh, đem hình dáng địa hình mỗi châu khắc lên từng chiếc đỉnh. Từ đó, đỉnh gắn liền với quốc gia và trực tiếp đại diện cho vương quyền. Các triều đại liên tục thay đổi, nhưng cửu đỉnh vẫn được phong địa vị tối cao trong mỗi triều đại. Trước đây, khi Sở Trang vương hỏi Chu Thiên vương về trọng lượng của cửu đỉnh mà ông đang có, chính là có ý muốn thay thế Chu Thiên tử. Có thể nói, cửu đỉnh là biểu tượng cho sự thịnh vượng của triều đại Nhà Hạ, nhà Chu và nhà Thương.


Các triều đại liên tục thay đổi, nhưng cửu đỉnh vẫn được phong địa vị tối cao trong mỗi triều đại.

Sau khi triều đại Đông Chu sụp đổ, người ta không biết tung tích của cửu đỉnh. Một số người nói rằng chúng đã được chuyển đi nơi khác, một số người lại nói rằng chúng đã bị chìm dưới nước. Cũng nhiều người cho rằng cửu đỉnh đã lạc vào Tần quốc. Nếu giả thiết rằng cửu đỉnh không được đem ra để đúc thập nhị kim nhân, nếu còn tồn tại trên trần thế, vậy thì rất có thể nó sẽ được cất giấu trong Tần lăng.

Cập nhật: 26/06/2021 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video