Vì sao cần bật đèn sưởi trước khi vào phòng tắm? Mùa đông nhiều nhà dùng nhưng không phải ai cũng biết!

Vào những ngày rét đậm, đèn sưởi giúp cung cấp hơi ấm, bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Nhiều năm trở lại đây, vào mùa đông, loạt thiết bị làm ấm, phục vụ nhu cầu gia tăng nhiệt độ trong phòng, trong nhà xuất hiện và được ưa chuộng. Một trong số đó có thể kể tới là thiết bị mang tên đèn sưởi, thường được lắp đặt bên trong các nhà vệ sinh, nhà tắm, đặc biệt là ở những gia đình có người già hay trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, trên một diễn đàn chia sẻ về đồ gia dụng, nhiều người dùng thắc mắc rằng dù đã bật đèn sưởi song gần như thiết bị không đem lại hiệu quả quá rõ rệt. Giải thích cho việc này, các chuyên gia cho biết, rất có thể các gia đình đã bỏ qua một công đoạn nhỏ nhưng vô cùng quan trọng khi sử dụng đèn sưởi. Đó chính là bật thiết bị vài phút trước khi vào nhà tắm.


Đèn sưởi là thiết bị lắp đặt trong nhà tắm, nhà vệ sinh của nhiều gia đình. (Ảnh minh họa).

Lý do cần bật đèn sưởi trước khi vào nhà tắm

Các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất và phân phối đèn sưởi đưa ra lời khuyên, tốt hơn hết người dùng nên bật đèn sưởi trước khi vào phòng tắm khoảng 3 phút. Hành động này sẽ giúp toàn bộ không gian được làm ấm đều, từ đó tối ưu hiệu quả hoạt động, đem lại hơi ấm và bảo vệ sức khỏe của con người, đặc biệt trong những ngày rét đậm.

Nguyên lý hoạt động của đèn sưởi dựa trên nguyên lý của những bóng đèn, có thể là bóng đèn halogen hoặc bóng đèn hồng ngoại. Khi được bật, dòng điện được đưa vào thiết bị, ánh sáng từ các bóng đèn sẽ xuất hiện ngay, song nhiệt độ của các bóng đèn lúc này chưa đạt tối ưu, hơi ấm sẽ chưa được tỏa ra toàn bộ không gian.


Bật đèn sưởi trước khi vào phòng tắm khoảng 3 phút sẽ giúp không gian được làm ấm tối ưu. (Ảnh minh họa).

Bật 3 phút trước khi vào phòng tắm.

Bên cạnh việc bật trước đèn sưởi cho nhà tắm, người dùng cũng nên lựa chọn thiết bị dựa trên không gian sử dụng. Điện Máy Xanh - một trong những siêu thị điện máy nổi tiếng tại Việt Nam nhận xét, dù là đèn sưởi halogen hay đèn sưởi hồng ngoại, thiết bị sẽ tỏa nhiệt tốt nhất trong không gian từ 15 - 20m2 tùy vào công suất của thiết bị. Bởi vậy, nếu không gian phòng tắm, phòng vệ sinh quá rộng, người dùng hãy cân đối vị trí lắp đặt đèn sao cho hợp lý, phục vụ được nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông một cách tốt nhất.

Một số phương pháp sử dụng đèn sưởi an toàn, hiệu quả

Dưới đây là một số lời khuyên về các phương pháp khác, giúp việc sử dụng đèn sưởi trong gia đình vào mùa đông được hiệu quả, an toàn. Những gia đình đã, đang và sẽ trang bị và sử dụng đèn sưởi có thể tham khảo.

1. Không nên bật đèn sưởi quá lâu

Là thiết bịsưởi ấm, sinh lượng nhiệt lớn, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người dùng tuyệt đối không nên bật đèn sưởi trong thời gian quá lâu, thậm chí là cả ngày. Thời gian được khuyên nên bật đèn sưởi chỉ kéo dài trong khoảng tối đa là 30 - 40 phút. Sau khoảng thời gian này, hãy tắt để thiết bị có thời gian nghỉ ngơi, hạ bớt nhiệt.


Việc quá lâu có thể khiến thiết bị bị quá tải, dẫn tới chập cháy. (Ảnh minh họa).

Việc để đèn sưởi hoạt động quá lâu trong thời gian dài có thể khiến thiết bị tiềm ẩn nguy cơ chập, cháy cao, gây nguy hiểm cho người dùng hoặc gây suy giảm tuổi thọ của thiết bị. Ngoài ra, với đèn sưởi halogen, việc dùng quá lâu cũng sẽ khiến con người bị khô da, nứt nẻ.

30-40 phút là thời gian tối đa bật đèn sưởi.

2. Hạn chế tối đa việc đèn sưởi bị dính nước

Được sử dụng chủ yếu trong những môi trường ẩm ướt thường xuyên như phòng tắm, phòng vệ sinh, đa phần các loại đèn sưởi hiện nay đều đã được trang bị chống thấm nước tương đối. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất có thể cho thiết bị cũng như người dùng, các chuyên gia vẫn đưa ra lời khuyên rằng tốt nhất nên hạn chế tối đa việc để nước trực tiếp tiếp xúc với đèn sưởi, đặc biệt là khu vực bóng đèn và ổ, dây điện.

Để thực hiện được điều này, người dùng nên lựa chọn vị trí lắp đặt đèn sưởi phù hợp, cách xa vòi nước, vòi hoa sen. Nhiều thợ kỹ thuật cho biết, vị trí lý tưởng dành cho việc lắp đèn sưởi là cao khoảng 1,8 - 2m, cao hơn vòi hoa sen. Đây là khoảng cách an toàn nhất, giúp thiết bị phát huy tối đa công suất, đồng thời hạn chế tối đa việc bị nước bắn vào. Gần đèn sưởi không được đặt các vật dụng khác, đặc biệt là vật dụng dễ bắt lửa, dễ cháy như quần áo.


Đèn sưởi nên được hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước. (Ảnh minh họa).

Đặt đèn sưởi cao hơn vòi hoa sen.

3. Vệ sinh, bảo dưỡng đèn sưởi định kỳ

Ít người dùng để ý rằng, đèn sưởi cũng cần bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ. Với công việc vệ sinh có thể tiến hành đơn giản, chỉ cần dùng khăn mềm khô sạch, lau các loại bụi bẩn bám trên đèn sưởi và các chi tiết khác của máy. Còn với công việc bảo dưỡng, để đảm bảo an toàn nhất có thể, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên nghiệp.

Trong quá trình bảo dưỡng, các lỗi hư hỏng của thiết bị cũng sẽ được phát hiện và sửa chữa kịp thời, từ đó hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình sử dụng. Người dùng nên bảo dưỡng đèn sưởi trước mỗi mùa cao điểm 1 lần/năm.


Đèn sưởi cũng cần bảo dưỡng, kiểm tra, vệ sinh định kỳ. (Ảnh minh họa).

Bảo dưỡng đèn sưởi ít nhất 1 lần/năm.

4. Chọn mua đèn sưởi chất lượng

Khi chọn mua, người dùng phải kiểm tra kỹ thương hiệu sản xuất hay phân phối thiết bị, lựa chọn những cái tên uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng. Những thiết bị giá rẻ có thể đã bị thay đổi các kết cấu an toàn làm giảm chất lượng, hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra chập cháy cao hơn, tuổi thọ cũng ngắn hơn.

Bên cạnh thương hiệu, người dùng cũng có thể nhìn vào một chi tiết trên thiết bị để chọn được loại đèn sưởi chất lượng. Đó là sản phẩm có dán tem hợp quy (CR). Việc dán tem thể hiện đây là sản phẩm đã được kiểm định an toàn về chất lượng theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Cập nhật: 21/12/2023 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video