Vì sao có người ăn nhiều vẫn thấy đói

Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy đói nhanh hơn do rối loạn bài tiết insulin, ăn rất nhiều nhưng vẫn có cảm giác đói.

Theo Health Sina, một số người sau khi ăn no vẫn cảm thấy đói, nghi ngờ do quá trình trao đổi chất cơ bản của cơ thể tăng lên. Trao đổi chất cơ bản nghĩa là khi con người không làm gì, cơ thể vẫn tiêu hao năng lượng để duy trì những chức năng sinh lý như hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể... Lượng tiêu hao này có thể đạt đến khoảng 1.200 kcal mỗi ngày. Tập thể dục trên máy chạy bộ suốt một tiếng đồng hồ cũng chỉ tiêu hao tối đa 500 kcal. Sự trao đổi chất cơ bản ổn định cho thấy sức khỏe bạn diễn tiến tốt và không dễ bị béo lên.


Tình trạng mau đói không hẳn do quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng lên. (Ảnh minh họa: Health).

Tuy nhiên, tình trạng mau đói không hẳn do quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng lên mà còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác. Có nhiều loại đói, phổ biến nhất là khi dạ dày rỗng, lượng đường trong máu xuống thấp hoặc do cả hai. Đặc biệt người bị bệnh tiểu đường hoặc gặp vấn đề về cơ chế kiểm soát đường trong máu có xu hướng cảm thấy đói nhanh hơn do rối loạn bài tiết insulin. Khi có quá nhiều insulin, lượng đường trong máu xuống một cách nhanh chóng nên dù ăn rất nhiều vẫn cảm thấy đói.

Ngoài ra bạn thích ăn đồ ngọt và những thực phẩm chứa chất béo, năng lượng cao như bánh quy, bánh ngọt, chocolate cũng thường cảm thấy đói sớm hơn. Những loại thức ăn này mang đến cho bạn sự hài lòng ngắn hạn nhưng rất nhanh dẫn đến đợt hạ đường máu tiếp theo khiến bạn thấy đói. Cứ như thế sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn ăn - đói - ăn... Do đó các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hạn chế những món ăn nhanh hoặc đồ tráng miệng bởi chúng có khả năng gây nghiện.

Vậy ăn gì để không mau đói? Các chuyên gia khuyên nên ăn nhiều loại thực phẩm mang đến cảm giác no bền như rau quả, đậu nành, ngũ cốc, khoai tây, cá, chế phẩm từ sữa và các loại hạt. Bữa ăn chính nên cân bằng các chất. Đừng chỉ dùng một món duy nhất trong bữa chính mà hãy kết hợp chất đạm với các loại thực phẩm giàu xơ. Ví dụ ăn cơm với cá hoặc cơm với rau thay vì ăn cháo với bánh hấp. Ngoài ra nên ăn canh và uống nước với lượng thích hợp. Rất nhiều trường hợp cảm thấy đói nhưng thực chất lúc đó chỉ khát, cơ thể cần bổ sung nước chứ không phải đồ ăn.

Tóm lại khi có cảm giác nhanh đói nghĩa là bạn phải xem lại loại thức ăn mình lựa chọn đã đúng hay chưa hoặc có bệnh lý gì không. Đừng vội cho rằng do quá trình trao đổi chất cơ bản tăng lên hay vì sợ tăng cân mà ngược đãi dạ dày của mình.

Cập nhật: 04/08/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video