Vì sao dân Trung Quốc đổ xô săn "Ngọc Trường Giang"?

Mới đây, giới chơi đá quý Trung Quốc nổi lên trào lưu “ra bờ sông Trường Giang tìm ngọc”. Người người nhà nhà lũ lượt ra các khu vực bên sông Trường Giang nhặt lượm “ngọc Trường Giang” để mang đi bán hoặc tự mình sưu tầm.

Ngọc Trường Giang có thể khá xa lạ với những ai không am hiểu về giới chơi đá quý. Theo thông tin phân tích, chất liệu của ngọc Trường Giang khác với Phỉ thúy và Ngọc bích, nhưng lại rất giống với chất liệu của ngọc Hoàng Long.


Người dân săn ngọc ở bãi đá cuội bên sông Trường Giang.

Một nơi khu vực tiêu biểu tập trung số lượng lớn cũng như thu hút người đến tìm ngọc chính là Cổ Gia Đà ở Giang Tân (Trùng Khánh, Trung Quốc).

Sóng nước Trường Giang đã hình thành nơi đây một vịnh nước sâu. Dòng chảy trong vịnh là nguyên nhân khiến các loại đá dạt vào hai bên bờ có màu sắc vô cùng phong phú.


Trong hình là một bãi đá cuội bạt ngàn bên bờ Trường Giang càng khiến người đi tìm ngọc quý gặp nhiều khó khăn hơn.

Vậy thì tại sao loại đá Trường Giang bỗng nhiên nổi tiếng?

Nguyên nhân cụ thể khiến loại đá này được nhiều người săn đuổi không biết từ đâu. Chỉ biết là đột nhiên có nhiều nhà thu mua xuất hiện trên thị trường đá quý. Ngay sau đó, động thái này đã dẫn đến người người kéo đi "săn đá". Đó là lý do vì sao các bãi "săn đá quý" bên sông Trương Giang lần lượt nổi lên.

Người sống gần khu vực Trường Giang đi tìm đá quý thì không có gì đáng nói. Nhưng thậm chí còn có nhiều người thành lập nên hội nhóm riêng, ngồi xe lửa vượt hàng trăm kilomet để đi săn ngọc.


Nhiều người ngồi xe lửa vượt hàng trăm kilomet để đi săn ngọc.

Theo đó, ngọc Trường Giang cũng bắt đầu xuất hiện làm náo động cả thị trường đá quý, thậm chí còn có người phát tài chỉ dựa vào nghề "tìm đá".


Viên ngọc có ánh sáng màu lửa này đã được một nhà sưu tầm tên Lý Cường tìm thấy trong các bãi đá cuội bên sông Trường Giang.

Sau khi được gia công mài giũa, có người trả giá 600.000 NDT (hơn 2 tỷ đồng) để sở hữu viên đá này. Thậm chí còn có người muốn bán 3 căn nhà để lấy tiền đổi đá quý. Thế nhưng Lý Cường đã nhẹ nhàng từ chối vì ông muốn giữ lại làm bảo vật sưu tầm.

Cuối cùng, loại ngọc Trường Giang này này có giá trị sưu tầm không?

Điều này còn phải tuỳ thuộc vào giá trị quan của mỗi người. Thế nhưng chúng ta có thể phán đoán giá trị sưu tầm của ngọc thạch dựa trên những tiêu chí sau:

Chất "ngọc"

Chủ yếu xem màu sắc có đẹp mắt không, kết cấu trong hay đục, sáng bóng hay mờ nhạt, đồng thời còn phải suy xét đến địa điểm xuất hiện loại đá này. Lịch sử của thú chơi ngọc thạch trải qua mấy ngàn năm của Trung Quốc hình thành nên tiêu chuẩn thẩm mỹ về các loại bảo thạch, vì vậy chất liệu của nó sẽ quyết định giá trị kinh tế. Rõ ràng, chất liệu của ngọc Trường Giang thấp hơn ngọc Phỉ thuý.


Chất liệu của ngọc Trường Giang thấp hơn ngọc Phỉ thuý.

Gia công mỹ nghệ

Thiết kế độc đáo, điêu khắc tinh tế là hai yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sưu tầm của một loại ngọc thạch. Một viên ngọc thạch đẹp thật sự phải có những đặc điểm tự nhiên độc đáo vốn có và mỹ cảm nhân tạo nhờ kỹ thuật gia công. Đó là lý do vì sao những sản phẩm ngọc thạch đã qua bàn tay mài giũa của các thợ điêu khắc lại đáng giá và được người người săn đuổi hơn.


Thiết kế độc đáo, điêu khắc tinh tế là 2 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sưu tầm của một loại ngọc.

Độ hiếm

"Càng hiếm thì càng quý", đây chính là đạo lý ngàn đời chưa từng bị thay đổi trong giới chơi đá quý. Đương nhiên đây cũng chính là yếu tố cơ bản nhất quyết định giá trị kinh tế của một món bảo thạch. Ngọc Phỉ thúy càng hiếm thì giá trị của nó càng khó có thể tưởng tượng nổi. Theo đó, loại ngọc Trường Giang mới "nổi" này cũng có một sự quy định về độ hiếm với nguồn khai thác nhất định.

Yếu tố hiện thực

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của ngọc thạch, bao gồm tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá của xã hội.

Được biết, số lượng ngọc thạch có giá trị đầu tư sưu tầm chỉ chiếm 5% trong thị trường. Theo đó, con người càng có ý thức sưu tầm đồ quý thì càng có thể áp chế rủi ro biến động thị trường, để từ đó thu được lợi ích đầu tư ổn định.

Cập nhật: 11/11/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video