Vì sao không cần dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm xoang?

Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi. Hầu hết các trường hợp viêm xoang đều không phải do vi khuẩn mà là do virus gây ra. Do đó, những loại thuốc kháng sinh "thần thánh" không giúp ích được nhiều.

Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn có các triệu chứng viêm xoang (như tắc nghẹt mũi, nhức các vùng trên mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ thường xuyên, hắt xì hơi liên tục, cảm cúm, đau viêm họng, sốt không rõ lý do, v.v…), các bác sỹ sẽ khuyên bạn ăn uống điều độ và giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn để theo dõi rồi mới quyết định có nên sử dụng thuốc kháng sinh hay không.

Theo Consumer Report, điều này là kết quả của việc các chuyên gia sức khỏe, bao gồm cả bác sỹ y khoa Zara Patel – một chuyên gia sức khỏe và là trợ lý giáo sư Khoa Tai Mũi Họng tại Đại học Stanford (Mỹ) – đang kêu gọi và đề nghị các bác sỹ trên toàn thế giới suy nghĩ thật kỹ trước khi kê đơn thuốc kháng sinh cho các bệnh nhân viêm xoang hoặc có các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Patel cho biết: "Đối với viêm xoang cấp tính, có rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số người bệnh không cần uống thuốc kháng sinh, và hầu hết con người chúng ta đều có khả năng tự hồi phục từ những bệnh viêm xoang hoặc nhiễm trùng đường hô hấp đó".

Nhiễm trùng xoang, hoặc viêm xoang, thường do virus gây ra chứ không phải do vi khuẩn, và thuốc kháng sinh không có chức năng chống lại virus. Ngay cả khi vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang của bạn, chúng sẽ tự biến mất mà không cần dùng thuốc - theo hướng dẫn điều trị Choosing Wisely. Choosing Wisely là một chương trình được phát triển bởi Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học tại Mỹ (AAAAI) nhằm tránh việc sử dụng lãng phí, một cách vô ích hoặc sử dụng quá nhiều các loại thuốc, xét nghiệm và thủ tục trong y khoa hiện nay.


Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh viêm xoang không giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn đâu.

Trong một nghiên cứu trên 166 người lớn bị nhiễm viêm xoang cấp tính được công bố trên tạp chí JAMA (Journal of the American Medical Association) vào tháng 2 năm 2012, thuốc kháng sinh amoxicillin có vẻ như không có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm xoang trong vòng 3 ngày. Thậm chí nó còn được ví von là "có tác dụng hệt như Placebo" (một loại thuốc giả mà các nhà nghiên cứu bào chế, sao cho nó hoàn toàn không có một tác dụng sinh lí gì đến căn bệnh, nhưng đồng thời cũng không làm hại đến sức khỏe bệnh nhân).

Theo AAAAI, việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh viêm xoang không những không giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, mà còn có thể có những tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Hướng dẫn điều trị của AAAAI nói rằng gần 25% số người sử dụng thuốc kháng sinh đều phải phải trải qua những tác dụng phụ, mà phổ biến hơn cả là các bệnh tiêu chảy, vấn đề về dạ dày và phát ban, nổi mẩn. Điều đáng lo ngại hơn nữa là sử dụng không đúng cách thuốc kháng sinh sẽ giúp "siêu vi khuẩn kháng thuốc" xuất hiện – chính hắn là thủ phạm củng cố thêm bệnh tật cho ít nhất 2 triệu người tại Mỹ mỗi năm.

Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu không dùng kháng sinh

Thay vì uống thuốc kháng sinh để chữa viêm xoang, chuyên gia cố vấn y tế, bác sỹ y khoa Marvin M. Lipman khuyên rằng bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, rửa mũi bằng nước muối, uống nước ấm và tắm rửa, vệ sinh cá nhân bằng nước ấm. Nếu bị đau nhức, bạn nên dùng các loại thuốc giảm đau không bán theo đơn như thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen.

Nếu cần thiết, các bác sỹ cũng có thể kê một số thuốc thuộc nhóm thuốc corticosteroid như fluticasone (thuốc xịt nhằm làm giảm các triệu chứng ở mũi do dị ứng hoặc không do dị ứng, ví dụ như nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa và hắt hơi) hoặc triamcinolone (thuốc giúp ngăn chặn sự phát các chất trong cơ thể gây viêm). Một tổng kết được công bố trên tạp chí JAMA vào tháng 9 năm 2015 đã chỉ ra rằng sau biện pháp dùng nước muối, thì biện pháp hữu dụng nhất để điều trị bệnh viêm xoang mãn tính là dùng thuốc xịt corticosteroid tại chỗ trong vài ngày.

Khi nào nên cân nhắc việc sử dụng kháng sinh để chữa viêm xoang?


Chỉ nên dùng kháng sinh để điều trị viêm xoang nếu bạn bị sốt từ khoảng 38,8 độ C trở lên.

AAAI khuyên rằng chỉ nên dùng kháng sinh để điều trị viêm xoang nếu bạn bị sốt từ khoảng 38,8 độ C trở lên, nếu bạn có triệu chứng đau mặt nghiêm trọng và dai dẳng, nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn 1 tuần hoặc lâu hơn, hoặc nếu các triệu chứng của bạn đã giảm rồi nhưng sau đó lại diễn biến xấu đi.

Patel nói: "Một số bệnh nhân viêm xoang cấp tính sẽ cần đến kháng sinh, và nếu họ tiếp tục bị bệnh nặng thêm mà không điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nặng như mất thị lực, viêm màng não hoặc áp-xe não".

Nếu bác sỹ nói rằng bạn cần điều trị bằng kháng sinh, hãy hỏi bác sỹ về thuốc generic amoxicillin. Đây thường là sự lựa chọn tốt nhất và không đắt. Bạn sẽ chỉ tốn khoảng 4 đô la cho một đơn thuốc, trong khi công dụng của thuốc này cũng ngang ngửa với một số loại thuốc có thương hiệu đắt tiền hơn.

Và bạn hãy nhớ tránh dùng fluoroquinolones – một nhóm kháng sinh bao gồm ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin (Levaquin). Mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng kháng sinh không phù hợp cho việc điều trị viêm xoang và nó có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn & nguy hiểm. Năm vừa rồi, sau khi tổng kết về an toàn, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã liên kết các fluoroquinolones với một số căn bệnh liên quan đến việc mất chức năng ở một số bộ phận cơ thể và chúng cũng có những tác dụng phụ không tốt. Cơ quan này khuyên không nên sử dụng thuốc này để điều trị các bệnh thông thường như viêm phế quản, viêm xoang, và nhiễm trùng đường tiểu.

Cập nhật: 24/05/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video