Vì sao mọi người lại hôn nhau?

Lý do khiến mọi người hôn nhau

Hôn là một thứ gì đó thật sự kì lạ khi chúng ta nghĩ về nó. Tất nhiên, chúng ta thường bị điên cuồng bởi sự kích thích (hoặc hứng thú) khi nghĩ rằng việc muốn hôn một ai đó thật khó. Tuy nhiên, nếu như tạm dừng nghĩ về điều đó, bạn sẽ thấy rằng: con người chúng ta là một trong những động vật duy nhất có nụ hôn thật sự.

Mục đích của việc hôn là gì? Và tại sao chúng ta có thể hôn nhau trong một khoảng thời gian khá dài? Đi sâu vào vấn đề đó, chúng ta có luôn luôn hôn hay không, hay là một sáng kiến tương đối mới hay không? Dẫu những nhà nghiên cứu có thể không bao giờ trả lời những câu hỏi đó một cách chắn chắn, họ phải giải quyết một số định nghĩa thú vị khác – đây là những câu trả lời thuyết phục nhất cho đến nay.

Nó cung cấp cho chúng ta một trải nghiệm cảm giác phong phú

Một lý thuyết cực kỳ thuyết phục cho rằng, con người khao khát nụ hôn bởi não bộ của chúng ta luôn mong mỏi cảm giác kích thích từ những bộ phận cơ thể nhạy cảm nhất, chẳng hạn như là môi.

Các bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể sẽ kích thích các bộ phận lớn hơn trong não bộ khi được chạm vào. Khi bạn sử dụng đôi môi và lưỡi, những bộ phận cực kỳ nhạy cảm, não bộ sẽ phản ứng lại với chúng một cách rõ rệt, mặc dù những phần cơ thể này là không lớn. Somatosensory, hay xúc giác, một phần của não bộ, dành ra nhiều tế bào thần kinh hơn để nhận tín hiệu từ đôi môi so với những tín hiệu từ các bộ phận buồn tẻ khác, ví dụ như chân hoặc lưng.


Hôn sẽ kích thích nhiều tế bào thần kinh cho cả hai người tại cùng một thời điểm nhất định.

Vì vậy, hôn sẽ kích thích nhiều tế bào thần kinh cho cả hai người tại cùng một thời điểm nhất định. Chúng ta có thể dễ dàng tìm ra bởi đó là một trải nghiệm cảm giác sâu – và cũng bởi vì chúng ta có thể chia sẻ trải nghiệm đó với một người khác.

Hôn mang lại những hormone tốt

Dù học thuyết này không giải thích tại sao mọi nguời lại bắt đầu hôn, thế nhưng, nó sẽ lý giải nguyên nhân tại sao chúng ta lại vẫn cứ làm điều đó.

Khi hôn, não của chúng ta tự động tiết ra một số loại hormone, như là Oxytocin – vốn làm chúng ta cảm thấy dễ chịu. Oxytocin cũng chịu trách nhiệm một phần cho những cảm giác thân mật, mà chúng ta luôn gọi nó là "tình yêu". Dopamine cũng là một loại hormone khác được tiết ra khi chúng ta hôn một ai đó mà mình quan tâm. Hôn cũng sẽ làm giảm số lượng Cortisol – một hormone gây căng thẳng.

Theo lẽ tự nhiên, chúng ta thèm khát những hormone này và luôn mong muốn tìm kiếm chúng ở những nơi có thể. Hôn được coi như là cách nhanh chóng để chúng được tiết ra. Do đó, chúng ta thường có động lực để duy trì điều này.

Chúng ta sẽ chọn được bạn tình bằng những nụ hôn

Tại nhiều nền văn hoá hiện đại, hôn môi có thể là một dấu hiệu dẫn đến "chuyện ấy". Và với vai trò đó, hôn dường như phục vụ một mục đich cực kì quan trọng.

Điển hình như trong một vài nghiên cứu, nữ giới thừa nhận rằng hôn là một phương pháp giúp họ chọn bạn tình mới. Có một nguyên nhân sinh học lý giải cho điều đó: theo một số nhà nghiên cứu nghĩ, các chất có trong nước bọt có khả năng nói với chúng ta biết được ai là một "đối tác" lý tưởng. Nước bọt có nhiều thông tin phong phú có thể phản ứng với não bộ của chúng ta trong tiềm thức khi hôn một ai đó.

Nhiều nhà khoa học khác lại nghĩ rằng việc hôn "giữa người với người" thay thế cho các pheromone tương đối nặng mùi, tương tự như những loại động vật khác tận dụng nó để tìm bạn tình cho mình. Hầu hết các loài động vật có thể phát hiện ra pheromone của nhau từ xa, vì vậy, chúng không cần phải hôn. Tuy nhiên, khứu giác của con người lại không quá tốt, thế nên, hôn là cách duy nhất để lấy được thông tin hiệu quả mà chúng ta cần.

Bắt nguồn từ những người nguyên thuỷ

Một giả thuyết khác lại cho rằng nụ hôn hiện đại "tiến hóa" từ thói quen cho trẻ sơ sinh ăn bằng miệng, hoặc truyền thức ăn đã được nhai sang. Theo thời gian, sự tiếp xúc bằng miệng này đã phát triển từ một phương pháp thiết thực để bón cho trẻ sơ sinh chưa mọc răng ăn, sang một cách ý nghĩa nhằm thể hiện tình cảm của bạn đến người bạn quan tâm.


Nước bọt có nhiều thông tin phong phú có thể phản ứng với não bộ của chúng ta trong tiềm thức khi hôn một ai đó.

Phải chăng là tất cả mọi người đều hôn?

Mặc dù tất cả những giả thuyết về nụ hôn thật sự thú vị, thế nhưng, có một sự thật là: không phải tất cả mọi người đều thực sự hôn.

Thực tế, một số nghiên cứu chứng minh rằng chưa đến một nửa số nền văn hoá có một nụ hôn thật sự lãng mạn. Vì vậy, có 2 hướng để chúng ta suy nghĩ: hoặc là mỗi chúng ta đều là người hôn tự nhiên và một số nền văn hoá đã kìm nén sự ham muốn này; hoặc là chúng ta không phải như vậy và nhiều nền văn hoá đã phát triển nụ hôn theo một cách nào đó.

Chúng ta có thể không bao giờ biết chính xác tại sao nụ hôn phát triển, nhưng khoa học chắc chắn đã phát hiện ra một số động lực mạnh mẽ để tiếp tục thực hiện điều đó. Vì vậy, đừng lo lắng về việc nụ hôn có thể phát tán hàng triệu những vi khuẩn (gần như không có hại). Ít nhất là bạn vẫn sẽ có được những hormone mang lại phấn chấn cùng nhiều thông tin sinh học có giá trị với sự lãng mạn này.

Nụ hôn: Hành động độc đáo riêng có ở con người

Thực tế, nụ hôn là một hành động độc đáo riêng có ở con người. Nhà khoa học người Anh Melissa Hogenboom từng có một chia sẻ rất... đậm chất khoa học khi nói về nụ hôn của loài người, theo đó, bà cho rằng một trong những lý do khiến con người trao nhau nụ hôn là để đôi bên có thể cảm nhận về... mùi của nhau một cách rõ rệt hơn.

Mùi riêng ở một cá nhân có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về người đó một cách nhanh chóng, như chế độ ăn, tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, sự tương hợp giữa đôi bên... Các loài động vật sinh sống trong môi trường tự nhiên có khứu giác rất thính nhạy, nên chúng có thể nắm bắt được những thông tin về đối phương một cách dễ dàng.

Theo bà Melissa Hogenboom, chính vì loài người xa xưa muốn cung cấp thông tin cho đối phương một cách hiệu quả và thân mật nhất, nên đã sáng tạo ra nụ hôn.

Những tài liệu cổ xưa nhất nói về nụ hôn từng được tìm thấy tại Ấn Độ, những tài liệu này có niên đại lên tới 3.500 năm. Một số nhà nhân chủng học tin rằng nụ hôn bắt nguồn từ văn hóa cổ xưa tại Ấn Độ đã được truyền sang Châu Âu sau khi Alexander Đại đế chinh phục một số vùng đất thuộc miền bắc Ấn Độ ngày nay.

Từ khi biết tới nụ hôn, người La Mã rất thích hôn và đã sáng tạo ra nhiều kiểu hôn với những thông điệp khác nhau: có nụ hôn lên tay, nụ hôn lên má, lên môi... Nụ hôn lên môi lại có nhiều cách thể hiện để dành cho những mối quan hệ khác nhau.

Những nghiên cứu về nụ hôn đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 19, điều đó cho thấy giới khoa học từ lâu đã rất quan tâm tới nụ hôn.

Dù vậy, nụ hôn thực ra cũng không phải là điều phổ biến trên toàn thế giới, người dân ở nhiều nền văn hóa không bày tỏ tình cảm của họ bằng nụ hôn. Giáo sư nhân chủng học William Jankowiak cho biết rằng chỉ có khoảng 46% dân số trên thế giới biểu đạt tình yêu đôi lứa bằng nụ hôn mà thôi.

Cập nhật: 16/02/2022 Theo vnreview/baophapluat
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video