Vì sao một số loài côn trùng có thể đi trên mặt nước?

Đây là lý do một số loài côn trùng có thể đi trên mặt nước
  •   3,33
  • 12.979

Côn trùng thuộc nhóm động vật có số lượng đa dạng nhất hành tinh. Trên thế giới có khoảng 6 – 10 triệu loài còn đang sinh tồn, số lượng này nhiều hơn với số lượng tất cả các loài động vật khác cộng lại.

Trong đời sống hằng ngày, thật không khó để bạn nhìn thấy các loài côn trùng xung quanh ta, tuy nhiên để hiểu về chúng và hình thái phát triển của chúng thì không phải ai cũng biết. Ước tính có hơn 1 triệu loài côn trùng sống trong mọi môi trường từ núi lửa, sa mạc, đầm lầy cho đến những dòng sông băng.

Thông thường các con vật, côn trùng đều chìm nghỉm khi xuống nước. Vậy tại sao một số loài côn trùng lại có thể đi lại dễ dàng trên mặt nước.

Lực do chân của côn trùng tác động lên lớp “màng căng” thấp hơn so với sức căng bề mặt.
Lực do chân của côn trùng tác động lên lớp “màng căng” thấp hơn so với sức căng bề mặt.

Nước có một đặc tính đặc biệt. Đó là gì?

Mỗi phân tử nước đều chịu lực tác động từ các phân tử nước xung quanh theo mọi hướng (lực hút phân tử) trừ các phân tử nằm ở bề mặt. Do không có phân tử nước nào nằm ở phía ngoài chúng chịu lực hút vào phía trong mạnh hơn, điều này tạo ra sức căng bề mặt biến mọi bề mặt nước thành một “màng căng” vô hình.

Trong khi đó, một số côn trùng như gọng vó hay nhện bè có trọng lượng rất nhỏ. Vì vậy, lực do chân của côn trùng tác động lên lớp “màng căng” thấp hơn so với sức căng bề mặt.

Bên cạnh đó, côn trùng luôn mở rộng chân khi đi trên mặt nước nên trọng lượng của chúng được chia nhỏ và phân tán tới mỗi chân. Nhờ đó, chân của chúng không bị chìm xuống nước mà chỉ tạo ra “vết lún” trên bề mặt cho phép côn trùng di chuyển được trên mặt nước.

Cập nhật: 28/10/2024 Theo VNE/Youtube/Tiền Phong
  • 3,33
  • 12.979