Vì sao người tiền sử biến mất, người hiện đại phát triển tới ngày hôm nay?

Con người ngày nay thống trị thế giới, trong khi họ hàng gần nhất của chúng ta là người Neanderthal lại tuyệt chủng. Câu trả lời đáng ngạc nhiên, hoàn toàn không phải do trí thông minh.

Xã hội săn bắt hái lượm của người tiền sử


Hình ảnh tái hiện người Neanderthal. (Ảnh: Getty).

Khoảng 250.000 năm trước, Châu Âu và Tây Á là vùng đất thống trị bởi của người Neanderthal. Trong khi đó, chủng người hiện đại (Homo sapiens) thì sinh sống ở miền nam Châu Phi.

Theo các nhà nhân chủng, người Neanderthal sở hữu bộ não lớn, có ngôn ngữ riêng và khả năng làm ra các công cụ phức tạp. Họ cũng không mấy lạ lẫm với các hình thức nghệ thuật và đồ trang sức.

Những phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy họ thậm chí còn sánh ngang với chúng ta về trí thông minh. Họ làm chủ ngọn lửa trước chúng ta, và có thể săn được những con thú tiền sử cỡ lớn như voi ma mút, tê giác len...

Việc săn bắt và kiếm ăn của người Neanderthal cho thấy họ thực sự sự hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, cũng như có sở hữu nét văn hóa riêng.

Thế nhưng vì sao họ lại tuyệt chủng?

Vấn đề về quy mô nhóm


Bức tranh đá được khắc trên hang động cho thấy người Neanderthal thực hiện các điệu múa nghi lễ săn bắt hái lượm. (Ảnh: Science Alert).

Người Neanderthal vốn được biết đến là những cá nhân khỏe mạnh, có thể sử dụng thuần thục giáo, và là những chiến binh giỏi.

Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ trở nên bớt tinh tế hơn. Con người hiện đại có thân hình nhẹ nhàng, nên sẽ có nhiều lý do để ta chuyển sang sử dụng các vũ khí tầm xa, như cung tên.

Trong một trận chiến giả định giữa 2 tộc người, người Neanderthal nhiều khả năng sẽ giành thất bại, vì họ sẽ chịu nhiều tổn thất hơn.

Họ cũng gặp một vấn đề khác, đó là quy mô nhóm. Theo các nghiên cứu khảo cổ, người Neanderthal ưa thích sống thành các nhóm nhỏ - trung bình chỉ có 20 người. Trong khi người hiện đại liên kết với nhau để tạo thành những bộ lạc lên tới hàng trăm, hàng ngàn cá thể.

Việc sở hữu nhiều người hơn mang đến nhiều kết nối hơn, và có thể tăng cấp số nhân theo Định luận Metcalfe. Ước tính, một nhóm 20 thành viên có khoảng 190 kết nối giữa các thành viên, trong khi 60 người có tới 1770 kết nối có thể.


Sự đoàn kết và quy mô nhóm là yếu tố giúp con người đạt tới thành công như hiện nay. (Ảnh: Getty).

Cách vận hành này giống với loài kiến, khi hàng triệu cá thể có thể hợp sức để xây dựng những tổ phức tạp, tìm kiếm thức ăn và giết chết những con vật có kích thước lớn hơn chúng gấp nhiều lần.

Tương tự như vậy, các nhóm người hiện đại đã làm những việc mà không ai có thể đoán trước, như thiết kế các tòa nhà, ô tô, viết chương trình máy tính phức tạp, tham gia chiến tranh, điều hành các công ty và đất nước.

Con người không phải là loài duy nhất có bộ não lớn (như cá voi hoặc voi), cũng không có những quần thể khổng lồ (ngựa vằn và linh dương có thể tạo ra những đàn khổng lồ), nhưng chúng ta là loài duy nhất trong việc kết hợp mọi tinh hoa lại với nhau.

Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu thống nhất rằng, chính khả năng xây dựng các cấu trúc xã hội lớn đã mang lại cho Homo sapiens lợi thế chống lại tự nhiên, và vượt qua các loài linh trưởng khác để thống trị thế giới.

Cập nhật: 28/03/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video