Vì sao trẻ nhỏ cũng mắc bệnh tình dục sùi mào gà?

Sùi mào gà là bệnh do virus HPV, trẻ có thể mắc do vô tình tiếp xúc với mầm bệnh như bố mẹ, đồ dùng, dụng cụ y tế...

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) cho biết, nhiều người vẫn nghĩ bệnh sùi mào gà chỉ lây qua đường tình dục và thường gặp ở những người trưởng thành quan hệ bừa bãi. Thực tế, bệnh cũng lây qua tiếp xúc trực tiếp. Vì thế, trẻ mắc bệnh này có thể vô tình tiếp xúc với virus gây bệnh mà không biết. Nếu trẻ tiếp xúc với người trong gia đình, người giúp việc… mang bệnh thì cũng có thể bị lây.

Số liệu thống kê về bệnh sùi mào gà ở trẻ em hiện nay còn hạn chế, không rõ tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không hiếm gặp những trường hợp trẻ mắc bệnh này. Nguyên nhân có thể do quá trình chăm sóc, can thiệp y tế, vệ sinh bộ phận sinh dục hoặc đôi khi bố mẹ bị bệnh lây sang con.


Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra.

Có rất nhiều con đường lây nhiễm HPV cho trẻ em. Thông thường nguyên nhân là tiếp xúc với người chăm sóc trực tiếp (người lớn bị virus HPV nếu có tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ đều có nguy cơ lây bệnh sang cho bé). Bé có thể bị lây truyền từ tổn thương do HPV gây ra ở vùng niêm mạc hoặc da; do bị lạm dụng tình dục; truyền từ mẹ bị nhiễm HPV sinh dục trong quá trình sinh nở. Bệnh cũng có thể lây truyền từ đồ dùng như khăn, đồ lót bị nhiễm HPV. Virus cũng có thể xâm nhập qua vết thương hở, trầy xước hoặc niêm mạc miệng, mắt…; tuy nhiên khả năng này rất ít khi xảy ra.

Những trường hợp lây nhiễm từ dụng cụ y tế chưa được vô trùng hiện chưa có báo cáo, đơn giản vì bất cứ dụng cụ y tế nào khi can thiệp lên người bệnh đều phải đảm bảo tiệt trùng. Tuy nhiên, về nguyên tắc lý do này vẫn có thể xảy ra. Theo tiến sĩ Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), nhiều trường hợp trẻ bị sùi mào gà liên quan tới cắt bao quy đầu, nong bao quy đầu có thể xảy ra nếu vệ sinh phòng khám không tốt, dụng cụ y tế bị nhiễm virus trong quá trình nong tách có thể gây xước xát niêm mạc và truyền bệnh.

Cũng theo bác sĩ Doanh, điều trị sùi mào gà không chỉ một lần là khỏi, bệnh nhân phải định kỳ thăm khám. Trung bình 2-3 tuần, người bệnh cần khám lại điều trị tiếp tổn thương và khám định kỳ trong vài tháng. Về nguyên tắc virus HPV có thể được loại bỏ nếu cơ thể có khả năng chống trả. Có người khỏi hoàn toàn do miễn dịch cơ thể tốt.

Với trẻ nhỏ, các bác sĩ ưu tiên chọn phương pháp bôi thuốc điều trị tại chỗ so với giải pháp can thiệp. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc bôi không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định làm các thủ thuật. Bệnh kéo dài, không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng, viêm loét, xơ…, nguy cơ ung thư dương vật

Sùi mào gà bắt đầu với các tổn thương sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn hay còn được gọi tổn thương dạng súp lơ. Vi thế, khi có biểu hiện, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo từng giai đoạn của bệnh.

Cập nhật: 18/07/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video