Vị thuốc đông y cổ truyền có thể hỗ trợ chữa bệnh lao

Một phương thuốc đông y cổ chuyên dùng trị bệnh sốt rét có thể sẽ trở thành vũ khí lợi hại cho cuộc chiến chống lại bệnh Lao (Tuberculosis).

Hỗn hợp có tên là artemisinin chiết xuất từ một loại ngãi tây có tên khoa học là Artemisia annua đã mang đến giải Nobel Y học năm 2015 cho nhà hóa dược người Trung Quốc Tu Youyou nhờ khả năng điều trị bệnh sốt rét cực kỳ hiệu quả.


Ngãi tây Artemisia annua – Ngãi hoa vàng.

Giờ đây nghiên cứu mới nhất về hỗn hợp artemisinin đã cho thấy khả năng kiểm soát vi khuẩn gây bệnh lao của các phân tử artemisinin. Nhóm nghiên cứu của nhà vi sinh vật học, Robert Abramovitch đại học bang Michigan đã tiến hành soi chiếu hơn 500,000 mẫu hợp chất khác nhau trong phòng thí nghiệm và nhận thấy artemisinin có cơ chế khóa chức năng phòng vệ của vi khuẩn gây bệnh Lao, mycobacterium tuberculosis (Mtb)

Abramovitch cho biết – "Khi vi khuẩn lao bị khống chế, chúng trở nên dễ đối phó hơn cho các chất kháng sinh, giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều so với hiện tại".

Vi khuẩn Mtb cần oxy để tồn tại trong cơ thể người, và đó chính là một trong những yếu tố được khai thác để chữa trị bệnh lao bằng cách tạo ra một lớp màng gọi là granuloma nhằm ngăn vi khuẩn Mtb tiếp cận với oxy. Tuy nhiên phương pháp này không thể tiêu diệt hoàn toàn Mtb mà chỉ đẩy chúng chìm vào trạng thái ngủ đông, trạng thái mà chúng tiêu thụ ít oxy hơn.


Vi khuẩn Mtb là nguyên nhân chính gây bệnh lao.

Do đó nhóm nghiên cứu tìm kiếm những phân tử có khả năng ngăn chặn quá trình hấp thụ oxy của vi khuẩn Mtb làm cho chúng không hoạt động được và trở nên nhạy cảm hơn với các chất kháng sinh.

Sau khi phân tích khoảng 540,000 hỗn hợp, nhóm đã tìm được 6 phân tử có khả năng gây ức chế cảm biến oxy của vi khuẩn Mtb theo nhiều cách khác nhau.

Trong trường hợp của artemisinin, hỗn hợp tấn công một phân tử của vi khuẩn Mtb gọi là heme. Khi phân tử này bị tiêu diệt thì khả năng cảm biến oxy của Mtb bị mất đi và về mặt lý thuyết điều này sẽ giúp tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn lên rất nhiều. Nếu Mtb không thể nhận diện được hàm lượng oxy đang giảm đi, chúng sẽ không thể chuyển về trạng thái ngủ đông và sẽ chết do thiếu oxy.

Nói cách khác artemisinin có thể tăng hiệu quả của hệ miễn dịch và trong trường hợp của bệnh lao, nó sẽ giúp rút ngắn quá trình điều trị và giảm lượng kháng sinh phải dùng.


Lộ trình điều trị bệnh lao rất dài.

Bình thường phải mất hơn 6 tháng để điều trị bệnh Lao, điều này khiến nó trở thành một trong những bệnh rất khó điều trị.

"Nhiều bệnh nhân không đủ kiên nhẫn để theo đủ hết thời gian của phác đồ điều trị dài đến như vậy. Do đó rút ngắn thời gian điều trị là một trong những yếu tố cực kì quan trọng để có thể điều trị dứt điểm và ngăn chặn biến chứng của bệnh" – Abramovitch cho hay.

Mặc dù khám phá này là một khởi đầu hứa hẹn cho việc ứng dụng artemisinin trong điều trị lao nhưng cần khá nhiều thời gian cho các nghiên cứu sâu và thử nghiệm lâm sàng để có thể đưa vào sử dụng đại trà.

"Nếu muốn sử dụng artemisinin chúng ta phải đảm bảo rằng các kháng thể đối với loại thuốc này sẽ không biến đổi giống như đã xảy ra ở một vài bệnh nhân sốt rét" – Abramovitch chia sẻ thêm.

Mặc dù còn khá nhiều việc phải làm phía trước tuy nhiên không còn nghi ngờ gì nữa phương thuốc cổ truyền của phương đông này cùng với 5 hỗn hợp mới được phát hiện khác sẽ mở ra một thời kỳ mới trong chữa trị bệnh lao.

"Hơn hai triệu người trên toàn cầu đang bị nhiễm vi khuẩn Mtb và phát hiện mới này của chúng tôi đã đưa ra một phương pháp mới để tiêu diệt chúng" – Abramovitch tự tin tuyên bố.

Cập nhật: 03/01/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video