Mèo là động vật được tôn kính trong đạo Hồi và được coi là vật nuôi tinh túy. Được ngưỡng mộ vì sự sạch sẽ, mèo được phép vào nhà ở và nhà thờ Hồi giáo.
Trong thế giới Ả Rập, hình ảnh, sự tôn kính và thuần hóa mèo là một truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm.
Hình ảnh về mèo có thể được tìm thấy trên khắp các tác phẩm nghệ thuật còn tồn tại ở vùng Cận Đông cổ đại.
Mèo được ướp xác
Việc thuần hóa những con mèo hoang đầu tiên được cho là diễn ra ở khu vực Lưỡng Hà cách đây hơn 100.000 năm trước. Mèo hoang giết và ăn các loài gây hại cho nền nông nghiệp. Vì vậy, mèo là bạn đồng hành với người nông dân khi chúng được thuần hóa.
Ai Cập là một ví dụ rõ ràng về một nền văn hóa không chỉ tôn trọng mèo mà còn dành sự tôn kính cao cho loài vật này.
Trong quá khứ, việc vận chuyển mèo từ Ai Cập sang các vùng đất khác bị nghiêm cấm. Những người giết mèo đã bị xử tử. Mèo thậm chí còn được ướp xác.
Nhà sử học Hy Lạp Herodotus thậm chí còn đề cập rằng cái chết của một con mèo là một sự kiện vô cùng thương tiếc ở Ai Cập. Những điều này cho thấy chúng có địa vị cao trong xã hội Ai Cập.
Vị thần Bastet mang hình dáng người phụ nữ có cái đầu mèo là một trong những vị thần được người dân Ai Cập cổ đại tôn sùng nhất.
Nữ thần Bastet bảo vệ ngôi nhà khỏi những linh hồn xấu xa và bệnh tật, đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Cũng như nhiều vị thần trong tôn giáo Ai Cập, Bastet đóng vai trò tiếp dẫn linh hồn người chết sang thế giới bên kia.
Ngược đãi mèo là đọa địa ngục
Văn hóa Hồi giáo, theo nhiều cách, đã áp dụng nhiều khía cạnh thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với mèo.
Nhà tiên tri Muhammad - người sáng lập Hồi giáo - được cho có một con mèo yêu thích tên là Muezza.
Tương truyền, vào một buổi sáng, nhà tiên tri phải đi cầu nguyện, nhưng Muezza lại nằm trên tay áo choàng của ông. Mohammad nhẹ nhàng cắt tay áo để Muezza tận hưởng trọn vẹn giấc ngủ ngắn.
Nhà tiên tri Muhammad cũng được cho là đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mèo trong nhiều hadith (lời răn dạy) của mình.
Theo đó, người Hồi giáo được nuôi mèo nhưng phải đối xử tốt với chúng. Mèo phải được nâng niu, có không gian rộng rãi để dạo chơi, cần được chữa bệnh nếu ốm, sử dụng nước, thức ăn tiêu chuẩn ngang với con người và được tự do đi lại. Trong đạo Hồi, việc ngược đãi loài vật này bị coi là một tội lỗi nghiêm trọng. Khi một người phụ nữ nhốt con mèo của mình và không cho nó ăn, nhà tiên tri Mohammad đã nói rằng "hình phạt của cô ấy vào Ngày phán xét sẽ là tra tấn và đày đọa địa ngục". "Có những sự đền đáp xứng đáng trên thiên đường cho mọi hành động tử tế với một con vật sống". Nhà tiên tri Mohammad |
Những niềm tin này nhấn mạnh rằng những người tử tế với mèo (hoặc bất kỳ tạo vật nào của thánh Allah) đều là một người Hồi giáo tốt.
Việc nuôi mèo dường như cũng là một tập tục phổ biến của người Ả Rập, trước, trong và sau thời của Muhammad. Một người bạn đồng hành của Muhammad tên là Abu Hurayrah - người được mệnh danh là “cha của những chú mèo con”.
Mèo được nhiều người Ả Rập và tín đồ Hồi giáo lẫn phi Hồi giáo coi là thú cưng sạch sẽ.
Abu Hurayrah luôn mang theo một con mèo trong túi và chính con mèo này đã cứu mạng Muhammad khỏi một con rắn.
Có thể thấy, tôn kính mèo là một phần khác biệt của văn hóa Hồi giáo so với các tôn giáo khác.
Trong thời hiện đại, mèo được nhiều người Ả Rập và tín đồ Hồi giáo lẫn phi Hồi giáo coi là thú cưng sạch sẽ.
Cho đến ngày nay, mèo vẫn tiếp tục là những người bạn đồng hành cùng người Hồi giáo trong nhà hoặc Nhà thờ Hồi giáo. Nhiều quốc gia người Hồi giáo chiếm đa số có số lượng mèo hoang rất đáng kể.