“Viagra tự nhiên” sắp cạn kiệt

Từ nhiều thập kỷ nay, một loại nấm hiếm được coi là “Viagra tự nhiên” mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người dân nghèo Nepal sống dưới chân dãy núi Himalaya. Tuy nhiên, loại nấm chỉ mọc ở độ cao 3.500m đang ngày càng hiếm, và có nguy cơ biến mất.

Đàn ông, phụ nữ, và cả trẻ em mỗi năm đều lên núi để tìm Yarsagumba, loại nấm mọc trên thân những con sâu bướm đã chết. Những cây nấm có chất lượng tốt thậm chí còn được bán với giá hàng nghìn USD mỗi kg.

Được gọi là Yartsa gunbu ở Tây Tạng (nghĩa là “đông trùng hạ thảo”), loài nấm ký sinh tiêu diệt rồi sau đó sống trên sâu bướm ma rơi xuống đất.

Dù chưa có bằng chứng khoa học, Trung Y và y học của người Tây Tạng coi loại nấm nhỏ này là thuốc bổ có tác dụng tăng cường sinh lực.

Nấm Yarsagumba bắt đầu được khai thác thương mại từ 30 năm trước. Tshewang Lama, một người dân Nepal sống ở ngôi làng gần biên giới Tây Tạng, nói rằng ông chứng kiến một số sĩ quan quân đội Trung Quốc ở ngôi làng Tây Tạng gần đó dùng nấm Yarsagumba sắc lên uống để làm tăng khả năng miễn dịch, chữa bệnh lao, kiệt sức, liệt và ung thư.

Ông Lama đã dùng loại nấm này để chữa chứng rối loại giấc ngủ và một số vấn đề sức khỏe khác. Từ đó, ông trở thành một trong những người thu hái nấm đầu tiên.


Nấm Yarsagumba có màu vàng nhạt, trông như quả ớt phơi khô

Nhu cầu sử dụng nấm ở Trung Quốc đang tăng mạnh. Năm nay, người dân được trả 6 USD cho một cây nấm chỉ to bằng quả ớt khô – mức giá cao gấp đôi năm ngoái. Ở Kathmandu, nấm chất lượng cao có thể bán với giá 31.000 USD/kg.

Khi 70% thu nhập của người dân địa phương là từ bán nấm, sinh kế của của người thu hoạch nấm đang trở nên bấp bênh vì số lượng nấm đang giảm mạnh.

Đến tháng 5 và 6 hàng năm, hàng nghìn người dân Nepal đi bằng xe la hoặc bò kéo tới những vùng đồng cỏ cao để tìm kiếm những cây nấm nhỏ xíu chồi lên từ mặt đất.

Theo Uttam Babu Shrestha, cử nhân tốt nghiệp ĐH Massachusetts, cách đây 10 năm, người dân nơi đây thu được vài kg trong mỗi chuyến đi như thế, nhưng nay họ chỉ lượm được số lượng không đáng kể. Sau một mùa thu nấm, có người trở về với nhúm nấm chỉ đựng vừa một túi bim bim.

“Thu hoạch quá mức, thu hoạch trước khi nấm trưởng thành, phá hủy môi trường sống, và có thể biến đối khí hậu chính là nguyên nhân khiến số lượng nấm đang giảm", Shrestha cho biết.

“Năm nay là năm tồi tệ nhất. Nhiều người tìm nấm ở Dolpa (khu vực gần biên giới Tây Tạng) trở về tay không. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì loài nấm đó sắp tuyệt chủng", Shrestha nói.

Khu vực này là nơi mỗi năm có tới 50.000 người đi tìm nấm. Năm ngoái, người dân thu hoạch được 1.170kg.

Shrestha cho biết rác rưởi bị bỏ lại, tiểu tiện bừa bãi và tình trạng đốn cây để nấu ăn và sưởi ấm làm thay đổi môi trường trên những ngọn đồi, nơi nấm Yarsagumba mọc.

Các quan chức cho biết chính phủ thu được 132.000 USD từ xuất khẩu nấm trong năm 2011. Con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế, vì dân làng thường bán thẳng sang Tây Tạng mà không qua cơ quan thống kê chính thức.

Nhà làm phim Dipendra Bhandari, người thực hiện bộ phim tài liệu “Hành trình tới Yarsa” nói về hoạt động thu hái nấm, nói rằng trẻ em ở các ngôi làng xa xôi thường theo bố mẹ chúng đi hái nấm khi chúng được nghỉ học trong 2 tháng.

Theo Bhandari, điều này khá nguy hiểm vì người thu hái nấm có thể bị ốm hoặc chết trên hành trình dài. Năm 2009, 7 người thu hoạch nấm bị giết chết khi tranh chấp nấm với người địa phương ở vùng phía tây Nepal. Trước đó 2 năm, ít nhất 16 người đã không qua khỏi khi bão tuyết ập xuống chôn vùi lều trại của họ.

Lama cho rằng chính phủ nên điều tiết hoạt động buôn bán và khai thác, đồng thời thúc đẩy hoạt động của các thể chế địa phương để bảo vệ tính mạng và quyền lợi của người thu hoạch nấm.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video