Viêm phổi do Mycoplasma: Nguyên nhân,triệu chứng và cách điều trị

Viêm phổi do Mycoplasma là gì?

Vi khuẩn Mycoplasma thường gây nhiễm trùng nhẹ ở hệ hô hấp nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

Vi khuẩn Mycoplasma lây lan qua tiếp xúc với dịch hô hấp ở những khu vực đông đúc, như trường học, bệnh viện, khu vui chơi, ... Nhiễm trùng do Mycoplasma phổ biến nhưng chỉ có khoảng 10% số người nhiễm bệnh sẽ thực sự phát triển bệnh viêm phổi.

1. Triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma

Hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn Mycoplasma có các triệu chứng kéo dài ở dạng nhẹ trong vài tuần.

Theo CDC, các triệu chứng thường mất từ 1 đến 4 tuần để xuất hiện. Các triệu chứng điển hình ban đầu là:

  • Đau họng
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ho
  • Đau đầu

Các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn Mycoplasma tương tự như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác nên dễ gây nhầm lẫn trong việc chẩn đoán, điều trị và gây ra biến chứng.


Các triệu chứng ban đầu khi nhiễm vi khuẩn Mycoplasma khá giống với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. (Ảnh: Internet).

Khi vi khuẩn Mycoplasma gây nhiễm trùng tới phổi, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra:

  • Khó thở
  • Thở nhanh, nông
  • Thở khò khè
  • Đau ngực
  • Nhịp tim tăng
  • Đổ mồ hôi và run rẩy
  • Chán ăn

Ngoài ra, những người mắc bệnh hen suyễn có thể thấy rằng việc nhiễm vi khuẩn Mycoplasma làm cho các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn.

2. Nguyên nhân và cách lây lan của vi khuẩn Mycoplasma

Mycoplasma là vi khuẩn có thể gây bệnh bằng cách làm hỏng niêm mạc của hệ hô hấp (cổ họng, phổi, khí quản).

Về cách lây lan, khi ai đó bị nhiễm Mycoplasma ho hoặc hắt hơi, họ sẽ tạo ra những giọt hô hấp nhỏ có chứa vi khuẩn. Những người lành có thể bị nhiễm bệnh nếu họ hít phải những giọt bắn đó.

Tuy nhiên, hầu hết những người tiếp xúc với người bị bệnh viêm phổi do Mycoplasma trong một thời gian ngắn đều không bị nhiễm bệnh.


Mọi người có thể nhiễm bệnh khi hít phải giọt hô hấp nhỏ có chứa vi khuẩn. (Ảnh: Internet).

3. Biến chứng viêm phổi do Mycoplasma

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng do Mycoplasma có thể trở nên nguy hiểm. Nếu bạn bị hen suyễn, vi khuẩn Mycoplasma có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Mycoplasma cũng có thể phát triển thành một trường hợp viêm phổi nặng hơn.

Tuy nhiên, viêm phổi do Mycoplasma dài hạn rất hiếm, nhưng một số nghiên cứu cho rằng vi khuẩn này có thể là một tác nhân gây ra bệnh phổi mãn tính. Trong một số ít trường hợp, viêm phổi do Mycoplasma không được điều trị có thể gây tử vong.

Các biến chứng tiềm ẩn khác khi bị viêm phổi do Mycoplasma bao gồm:

  • Suy hô hấp
  • Áp xe phổi
  • Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính
  • Đông đặc phổi
  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn

Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chúng kéo dài hơn 2 tuần.


Viêm phổi do Mycoplasma có thể gây ra nhiều biến chứng, chẳng hạn như đông đặc phổi. (Ảnh: Internet)

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi do Mycoplasma

Những người có nguy cơ cao bị viêm phổi do Mycoplasma như:

  • Người cao tuổi
  • Những người mắc các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ, như HIV hoặc những người đang sử dụng steroid mãn tính, liệu pháp miễn dịch hoặc hóa trị
  • Những người bị bệnh phổi
  • Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm
  • Trẻ em dưới 5 tuổi

5. Chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma như thế nào?

Viêm phổi do Mycoplasma thường phát triển mà không có triệu chứng đáng chú ý trong 1 đến 3 tuần đầu tiên sau khi tiếp xúc. Chẩn đoán ở giai đoạn đầu rất khó vì cơ thể không bộc lộ những dấu hiệu nhiễm trùng ngay lập tức.

Nhiễm trùng có thể biểu hiện bên ngoài phổi của bạn. Nếu điều này xảy ra, các dấu hiệu nhiễm trùng có thể bao gồm sự vỡ tế bào hồng cầu, phát ban da và tổn thương khớp.

Để chẩn đoán, bác sĩ của bạn sử dụng một ống nghe để lắng nghe bất kỳ âm thanh bất thường nào trong hơi thở của bạn. Chụp X-quang ngực và chụp CT cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán.


Để chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma, bác sĩ có thể lắng nghe hơi thở, chụp X-quang ngực và chụp CT. (Ảnh: Internet)

6. Cách điều trị viêm phổi do Mycoplasma

Liệu pháp kháng sinh luôn được sử dụng để điều trị bệnh viêm phổi. Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc như doxycycline, tetracyclin, quinolone, như levofloxacin và moxifloxacin, corticoid. Đối với trẻ em cần dùng loại kháng sinh khác như: Erythromycin, clarithromycin, roxithromycin, azithromycin.

Trong một vài trường hợp dùng kháng sinh là chưa đủ, người bệnh cần phải điều trị bằng corticosteroid để kiểm soát tình trạng viêm.

Nếu bạn bị viêm phổi do Mycoplasma nặng, bạn có thể cần "liệu pháp điều hòa miễn dịch" khác ngoài corticosteroid, bao gồm globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch hoặc IVIG.

Nhưng mỗi người bệnh lại có tình trạng sức khoẻ khác nhau. Do đó, để đảm bảo điều trị phù hợp, hiệu quả, mọi người nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

7. Phòng ngừa viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma

Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma nhưng bằng một số biện pháp, chúng ta vẫn có thể bảo vệ bản thân và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh:

  • Khi ra ngoài đeo khẩu trang, nhất là khu vực đông người.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Tăng cường hệ miễn dịch với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh.
  • Không nên tiếp xúc với những người có biểu hiện của viêm phổi do Mycoplasma
  • Tiêm phòng đầy đủ phế cầu khuẩn, cúm mùa, ...

Nếu bạn là người có biểu hiện của bệnh, để phòng ngừa lây lan cho người khác, bạn nên:

  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào ống tay áo trên hoặc khuỷu tay.
  • Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác

Rau quả tốt cho người viêm phổi

Viêm phổi do phế cầu - Bệnh nguy hiểm ở trẻ em

Cơ chế chống nhiễm trùng viêm phổi của hệ miễn dịch

Cập nhật: 23/05/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video