Viễn cảnh đại dương trở về cổ đại vào năm 2100

Sự gia tăng nồng độ axít trong nước biển có thể biến các đại dương hiện đại trở về tình trạng của cách đây 110 triệu năm.

Thợ lặn vào năm 2100 có thể được trang bị kỹ năng nghe của khủng long vào thời Kỷ Phấn trắng, theo dự đoán rút ra từ cuộc nghiên cứu mới của Đại học Rhode Island (Mỹ).

Điều này do tính axít của nước biển ngày càng gia tăng, cho phép một số âm thanh tần số thấp, như các "bài ca của cá voi", có thể di chuyển với khoảng cách xa gấp đôi bình thường.


Biển cả đang bị đẩy lùi dần về tình trạng cách đây
110 triệu năm - (Ảnh: National Science Foundation)

“Chúng tôi gọi hiện tượng này là hiệu ứng âm thanh Kỷ Phấn trắng, do quá trình ấm lên toàn cầu đã thúc đẩy tình trạng axít hóa biển cả, có vẻ như chúng ta đang bị đẩy lùi về thời điểm mà đại dương có trạng thái truyền âm giống như biển cả cách đây 110 triệu năm, vào thời đại của khủng long”, theo Wired dẫn lời David G. Browning, chuyên gia về âm học của Đại học Rhode Island.

Đại dương có khuynh hướng bị axít hóa khi hàm lượng CO2 trong không khí gia tăng. Khi một phần khí gây hiệu ứng nhà kính xâm nhập vào nước biển, trong quá trình phân hủy, đã khiến nồng độ axít trong nước biển tăng theo.

Chuyên gia Browning và đồng sự từng dự đoán sự truyền âm tần số thấp của biển cả hiện nay giống như cách đây 300 triệu năm trước, vào thời Kỷ Đại Cổ Sinh.

Tuy nhiên, nồng độ axít trong nước biển đang gia tăng theo thời gian, với tốc độ axít hóa nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong suốt 300 triệu năm qua, theo các chuyên gia Mỹ.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video