Việt Nam có thể sản xuất văcxin ngừa cúm lợn

Do đã sản xuất được văcxin phòng cúm H5N1, Việt Nam có khả năng tạo ra văcxin phòng cúm lợn H1N1, điều khó khăn là thiếu nguồn gene tái tổ hợp.

Giáo sư Nguyễn Thu Vân, Giám đốc công ty Văcxin và sinh phẩm số 1, cho biết: “Quy trình sản xuất văcxin gần giống nhau, việc nghiên cứu sản xuất thành công văcxin phòng cúm A H5N1 là cơ sở để tiến hành sản xuất các loại văcxin phòng cúm khác”.

Chỉ cần hai tháng để sản xuất

Theo giáo sư Nguyễn Thu Vân, từ năm 2007, đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất văcxin H5N1 ở Việt Nam do các nhà khoa học thuộc công ty thực hiện đã được Bộ Y tế nghiệm thu.

Sau quá trình nghiên cứu, những sản phẩm văcxin đầu tiên đã được sản xuất trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên người tình nguyện. Việc thử nghiệm trên người đang tiếp tục được thực hiện. Đây là cơ sở để sản xuất các loại văcxin phòng cúm khác vì các quy trình sản xuất văcxin gần giống nhau, giáo sư Vân nhận định. Bà cho biết sau khi có chủng virus gốc được biệt hóa từ nơi xảy ra dịch, trong vòng từ một đến hai tháng, các đơn vị trong nước có thể sản xuất được văcxin phòng cúm. 

Thành công trong việc chế tạo vắc xin chống cúm A H5N1 là tiền đề để các đơn vị khoa học trong nước sản xuất các loại vắc xin khác.


Còn tiến sĩ Trương Nam Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, cho biết cán bộ của Viện đã làm chủ công nghệ nhân chủng virus gốc đã được biệt hóa trong phôi trứng gà (virus gốc được giải trình tự gene để có chủng không độc). Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể chiết xuất virus để xử lý và tạo ra văcxin phòng cúm.

Thiếu nguồn gene tái tổ hợp

Mặc dù khẳng định Việt Nam có thể chủ động sản xuất các loại văcxin phòng cúm (trong đó có cúm lợn) nhưng các nhà khoa học cũng gặp phải khó khăn nếu muốn sản xuất một loại văcxin. Thông thường, sau khi phân lập, giải mã trình tự gene virus gốc, Viện Tiêu chuẩn hóa và kiểm định các chế phẩm sinh học (thuộc WHO) sẽ gửi mẫu gene đến các quốc gia có nhu cầu sản xuất văcxin phòng cúm. Chính vì phải lệ thuộc vào nguồn chủng virus gốc này nên thời gian để sản xuất văcxin sẽ bị chậm chễ.

Liên quan đến cúm lợn, giáo sư Vân cho biết, các nhà khoa học đã phát hiện cơ chế lây của loại cúm A H1N1 từ người sang người. Và việc dự phòng bằng thuốc Tamiflu cũng chỉ có tác dụng với cúm thông thường.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiệm, khoa Chăn nuôi - Thú ý, ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, cho biết điều đáng mừng là virus cúm A H1N1 không phải lây lan sang bất cứ ai, mà tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng từng người. Với người có cơ địa phù hợp, khi xâm nhập cơ thể, virus cúm A sẽ phân lập, phát triển thành một loạt tế bào gây bệnh. Trong khi chưa có văcxin phòng cúm, biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất vẫn là cách ly mầm bệnh.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video