Việt Nam có trạm thu ảnh vệ tinh ENVISAT đầu tiên châu Á

Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam chính thức hoạt động sáng 9/7/2009. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á có trạm thu ảnh vệ tinh ENVISAT.

Trạm thu ảnh vệ tinh là hạng mục quan trọng nhất của dự án Xây dựng Hệ thống giám sát Tài nguyên và Môi trường tại Việt Nam (ENRMS).

Trạm thu ảnh vệ tinh là trạm thu thứ 5 trong khối ASEAN và là trạm thu hiện đại, được lựa chọn lắp đặt các thiết bị kỹ thuật sử dụng công nghệ mới nhất của EADS - Tập đoàn Hàng không và Vũ trụ quốc phòng Pháp.

Trạm thu có tính năng tự động cao hơn các trạm thu khác trong khu vưc với chức năng chủ yếu là thu nhận, xử lý, lập catalog và lưu trữ dữ liệu truyền xuống từ các vệ tinh Spot 2, 4 và Spot 5 có độ phân giải 2.5m; ENVISAT Asar (ảnh radar); Envisat Meris 15 kênh phổ.

Hình ảnh thu được từ trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam

Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam là trạm thu đầu tiên ở châu Á thu được ảnh vệ tinh ENVISAT. Hiện nay, ảnh vệ tinh ENVISAT chỉ thu được ở châu Âu. 

Trạm thu ảnh có kiến trúc mở, trong tương lai có thể nâng cấp các đầu thu ảnh mới theo nhu cầu. Các loại ảnh vệ tinh kể trên đáp ứng được các nhiệm vụ hiện nay, trong đó ảnh vệ tinh Spot và ảnh Asar phục vụ trực tiếp cho các dự án kiểm kê đất đai, giám sát và kiểm kê rừng, cập nhật cơ sở địa lý quốc gia, thành lập và hiệu chỉnh các loại bản đồ biển và hải đảo, giám sát ô nhiễm môi trường, lũ lụt… 

Ảnh Meris chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu môi trường vật lý biển như độ mặn, mật độ sắc tố của tảo, vận chuyển phù sa… phục vụ cho việc đánh bắt cá xa bờ, quản lý thuỷ sản và quản lý dải ven bờ. 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến dự buổi lễ khánh thành Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam sáng 9/7/2007.

Việc xây dựng trạm thu ảnh vệ tinh cho phép chủ động trong việc cung cấp các tư liệu ảnh viễn thám cho các trung tâm ứng dụng. Trong giai đoạn ban đầu vận hành trạm thu ảnh vệ tinh, trong cơ sở dữ liệu viễn thám dùng chung sẽ lưu trữ các ảnh gốc được thu nhận ở trạm thu.

Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì xây dựng khung pháp lý và giải pháp tổ chức để khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu viễn thám dùng chung làm cơ sở pháp lý vận hành hệ thống. 

Trong một vài năm tới, cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia sẽ được xây dựng hoàn chỉnh, liên kết với cơ sở dữ liệu viễn thám chuyên ngành trong một hệ thống thống nhất, phục vụ công tác chia sẻ, tra cứu, tìm kiếm, cung cấp các dữ liệu viễn thám và các sản phẩm giá trị gia tăng trên ảnh viễn thám… phục vụ yêu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 

Hình ảnh mới nhất thu được từ vệ tinh.

Những dữ liệu hình ảnh thu được sẽ phục vụ hiệu quả cho công tác giám sát tài nguyên và môi trường Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo VietnamNet trong buổi khánh thành Trạm thu ảnh vệ tinh VN, sáng 9/7/2009, ông Nguyễn Văn Lạng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: “Công nghệ thu ảnh vệ tinh có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông số, hình ảnh dữ liệu phục vụ công tác giám sát tài nguyên và môi trường. Đây cũng là một kênh quan trọng để chúng ta có thể kiểm tra lại độ chính xác của các bản báo cáo về các vấn đề như kiểm soát các thông tin cụ thể về độ che phủ rừng, diễn biến lũ lụt, cháy rừng… từ đó các cơ quan quản lý ngành có phương án, giải pháp khắc phục cụ thể.”

Bài và ảnh: Kiên Trung (Vietnamnet)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video