Việt Nam sẵn sàng tuyển chọn người cho - nhận để ghép đầu người

"Hiện tại Việt Nam chưa chuẩn bị kế hoạch ghép đầu người, nhưng đã chuẩn bị sẵn sàng tuyển chọn người cho, người nhận đầu...". Đây là thông tin rất đáng chú ý được GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ với báo chí sáng 12/1, nhân hội thảo khoa học về điều phối ghép tạng.

Cụ thể, vị Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, trên thế giới, một bác sĩ hàng đầu người Italia đã công bố trong năm 2017 sẽ thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Anh Valery Spiridonov (người Nga, 30 tuổi) – một bệnh nhân mắc phải chứng bệnh teo cơ tủy sống hiếm gặp và hiện chưa có phương pháp điều trị - đã tình nguyện tham gia ca ghép đầu người đầu tiên này.


GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia.

"Tại Việt Nam, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ diễn biến ca ghép đầu người nói trên và đang trong quá trình kế hoạch chuẩn bị người nhận, người cho đầu, nhân lực kỹ thuật, sẵn sàng lập đề án về ghép đầu người. Nếu ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới thành công thì khi đó nếu có nhu cầu, chúng ta sẵn sàng liên hệ để mời ê kíp ghép đầu người trên thế giới đến Việt Nam" – GS Trịnh Hồng Sơn nói.

Thông tin thêm về kỹ thuật ghép đầu người đang chuẩn bị trên thế giới, GS Trịnh Hồng Sơn cho biết, hiện ê kíp dự kiến sẽ thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới đã được chuẩn bị và đào tạo kỹ gồm 150 người, thời gian ca phẫu thuật dự kiến trong 2 ngày. Hiện tại, kỹ thuật ghép đầu đã được thực hiện thử nghiệm trên khoảng 1.000 con chuột, sau khi được cấy ghép đầu những con chuột này có thể thở, nhìn thấy và uống nước nhưng chỉ sống được vài phút.


Anh Valery Spiridonov (người Nga, 30 tuổi) tình nguyện tham gia ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: internet).

Cũng theo Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, việc Việt Nam sẵn sàng lên kế hoạch ghép đầu người vì kỹ thuật này đảm bảo yếu tố công bằng là người cho cũng là người nhận và người nhận cũng là người cho. Kỹ thuật này sẽ giúp ích cho những bệnh nhân có bộ não nguyên vẹn nhưng cơ thể bị tổn thương (chết não, ung thư...), người chết não.

Được biết, hiện hầu hết các kỹ thuật ghép tạng khó của thế giới Việt Nam đều đã thực hiện được với kinh phí thậm chí còn rẻ hơn nhiều lần, tuy nhiên khó khăn lớn nhất vẫn là khan hiếm nguồn tạng hiến.

Cập nhật: 13/01/2016 Theo ANTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video