Đã một năm trôi qua kể từ ngày giàn khoan Deepwater Horizon phát nổ khiến hàng trăm triệu lít dầu đổ ra biển, thế nhưng những hậu quả mà nó để lại cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề.
Cách đây đúng một năm, vào 20/4/2010, giàn khoan Deepwater Horizon nằm cách bờ biển Louisiana của Mỹ 50 dặm đã đột ngột phát nổ và chìm xuống biển, giết chết 11 công nhân và khiến cho hàng trăm triệu lít dầu thô tràn ra biển, trở thành sự cố tràn dầu lớn nhất từ trước tới nay.
Sự cố tràn dầu trên vịnh Mexico đã gây ra những thảm họa sinh thái nặng nề.
Trong vòng 86 ngày kể từ khi vụ nổ xảy ra, giàn khoan Deepwater Horizon đã gần 200 triệu gallon dầu thô, hàng chục triệu gallon khí tự nhiên và 1,8 triệu gallon tấn hóa chất chưa rõ nguồn gốc đã tràn vào vùng biển phía bắc vịnh Mexico, gây ra một thảm họa sinh thái nghiêm trọng cho khu vực rộng hơn 1.500 km2, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của hàng loạt ngành kinh tế biển.
Hãng BP, công ty thuê giàn khoan này đã phải mất tới hơn 3 tháng mới có thể bịt được lỗ hổng rò rỉ từ giếng dầu, chi phí thiệt hại lên tới 4 tỷ USD.
Sau gần một năm khắc phục sự cố, BP khẳng định: “Các tác động đã được giảm thiểu tối đa, môi trường biển một số khu vực bị dầu tấn công đã được cải thiện, một số bãi tắm đã được phép hoạt động trở lại...” Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại cho rằng, sự thực không phải như vậy. Vì rằng những thảm họa do sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử gây ra này vẫn còn là mối đe dọa chưa biết bao giờ mới có thể khắc phục được.
Dưới đây là tập hợp một số hình ảnh cho người ta thấy hiện trạng của Vịnh Mexico, một năm sau thảm họa tràn dầu. Ảnh được đăng tải trên trang Boston.com.
Một tảng hắc ín trôi dạt vào bờ biển ở cảng Fourchon, Louisiana ngày 13/04. Hắc ín và dầu loang vẫn còn rất nhiều ở bờ biển bang Louisiana một năm kể từ sau vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon ngày 20/04/2010.
Mọi người cùng cầu nguyện trong một buổi sáng sớm để tưởng niệm 1 năm xảy ra thảm họa tràn dầu ở Vịnh Mexico ở bãi biển Orange, Alabama vào ngày 20/04/2011.
Bác sĩ thú y Wendy Hatchett ở Viện nghiên cứu động vật biển có vú chuẩn bị lấy mẫu da của một con cá heo mũi chai đã chết được tìm thấy ở vùng đảo Ono, Alabama và sau đó mang tới phòng thí nghiệm ở Gulfport, Mississippi. Theo cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia của Mỹ (NOOA), kể từ tháng 01/2011, đã có 155 chú cá heo mũi chai con hay cả những con đang có thai và các con cá voi nhỏ đã bị chết và sóng đánh dạt vào bờ - cao gấp 4 lần so với bình thường. Và một quan chức của NOOA cho rằng, dầu loang có thể là một nguyên nhân đã gây ra những cái chết này.
Xác chết của một cá thể rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng trôi vào bờ biển ở Pass Christian, Mississippi ngày 16/04/2011. Theo cơ quan bảo tồn cuộc sống hoang dã quốc gia Hoa Kỳ, xác chết của những con rùa biển trôi dạt vào bờ biển ở Vịnh Mexico cao cấp 3 lần mức bình thường trong tháng ba.
Melvin Barnes, chủ nhà hàng và chợ hải sản Cruz ở Vịnh St. Louis, Mississippi ngồi trong nhà hàng vắng vẻ của ông ngày 29/03/2011. Nguồn nước nhiễm dầu đã khiến lượng hải sản đánh bắt giảm đi, khách hàng xa rời các nhà hàng và từ chối ăn hải sản từ Vịnh Mexico. Barnes đã phải bán chiếc xe tải để lấy tiền mặt và đang chờ đợi khoản tiền đền bù.
Brad Mizell chỉ những vết lở loét trên cánh tay của ông trước khi tham gia cuộc họp dành cho những người ở Vịnh Mexico bị ảnh hưởng đến sức khỏe do dầu tràn vào ngày 18/04/201. Mizell làm việc cho chương trình dọn dẹp dầu loang của BP, chương trình thuê những ngư dân địa phương tham gia dọn dẹp dầu tràn.
Một con tàu đánh cá đang neo trên biển ở đảo Grand Isle trước lúc mặt trời mọc. Ngành đánh bắt hải sản và du lịch ở đảo Grand Isle đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng dầu loang.
Chiếc máy bay trực thăng của lực lượng bảo vệ quốc gia bang Louisiana bay ngang qua vùng đầm lầy trên đường đến Middle Ground, Nam Louisiana hôm 19/4. Một năm sau thảm họa tràn dầu ở Vịnh Mexico, BP tuyên bố rằng hầu hết lượng dầu loang đã được thu hồi, tuy nhiên cơ quan quản lý ngành đánh bắt hải sản và cuộc sống hoang dã bang Louisiana cho biết, lượng dầu thu hồi được chỉ nằm ở bề mặt, trong khi dầu đã thấm vào đất, giết chết cây cỏ và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng đồng bằng này.
Những người tắm biển đi tản bộ dọc theo bờ, trong khi các công nhân dọn dẹp vẫn đang đi thu gom những miếng hắc ín. Một năm sau thảm họa, những tảng hắc ín lớn nhỏ vẫn trôi vào các bờ biển ở Vịnh Mexico.
Một nhân viên bảo vệ cuộc sống hoang dã ở Louisiana với bàn tay dính đầy dầu vào ngày 19/04/2011 tại khu vực Middle Ground, Louisiana.
Các công nhân đang dọn dẹp ở khu vực bờ biển bị ảnh hưởng nặng bởi dầu loang tại cửa sông Mississippi nơi nó đổ ra Vịnh Mexico.
Một người phụ nữ bước trên bờ biển khi những con sóng từ Vịnh Mexico xô vào bờ trên hòn đảo Grand Isle ngày 13/04/2011. Cư dân nơi đây cho biết, dầu vẫn trôi vào bờ sau những cơn bão.
Một con cò đứng trên chiếc ghế ở bờ biển trên bãi biển Orange, Louisiana đúng một năm sau ngày xảy ra thảm họa 20/4/2011.