Virus thực khuẩn - Loại virus có thể cứu sống hàng triệu người

Trong một phòng thí nghiệm nhỏ ở thủ đô Tbilisi của Gruzia, các nhà khoa học đang thử nghiệm loại virus giúp vô hiệu hóa các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Quốc gia nhỏ bé ở Kavkaz đi tiên phong trong nghiên cứu phương pháp đột phá giải quyết cơn ác mộng kháng thuốc kháng sinh. Từ lâu, tình trạng này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhắc đến như một mối mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo hướng làm vô hiệu hóa hoặc giảm hiệu quả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng. Bệnh có nguy cơ tiến triển nặng lên, thời gian điều trị kéo dài, chi phí chữa trị tốn kém, có thể tử vong.

Các nhà khoa học Gruzia bắt đầu sử dụng "virus thực khuẩn" (bacteriophages) để điều trị những ca bệnh nghiêm trọng nhất. Trong đó có một phụ nữ Bỉ bị nhiễm trùng nguy hiểm sau vụ đánh bom sân bay Brussels năm 2016.

Sau hai năm điều trị kháng sinh không thành công, các bác sĩ tìm đến loại virus thực khuẩn từ các phòng thí nghiệm ở Tbilisi. Kết quả, người phụ nữ khỏi bệnh trong ba tháng.

Tiến sĩ Mzia Kutateladze, Viện Vi khuẩn Eliava, cho biết: "Chúng tôi sử dụng những thể thực khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn có hại, điều trị cho bệnh nhân khi thuốc kháng sinh đã mất tác dụng".

Theo ông Kutateladze, mầm bệnh nhiễm trùng thông thường cũng có thể "giết chết một bệnh nhân nếu đã phát triển khả năng kháng kháng sinh". Trong các trường hợp như vậy, liệu pháp virus thực khuẩn là một trong những lựa chọn thay thế tốt nhất.

Phương pháp này đã được biết đến trong một thế kỷ, nhưng phần lớn bị quên lãng và loại bỏ sau khi thuốc kháng sinh cách mạng hóa y học vào những năm 1930.


Hình ảnh hiển vi điện tử virus xâm nhập tế bào. (Ảnh: National Geographic)

Cha đẻ của liệu pháp này là nhà khoa học người Gruzia Giorgi Eliava. Ông từng làm việc tại Viện Pasteur ở Paris cùng với nhà vi sinh vật người Canada gốc Pháp Felix d'Herelle.

Sau khi WHO công bố kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, liệu pháp được chú ý trở lại. Ưu điểm lớn nhất của nó là tiêu diệt các vi khuẩn trong khi vẫn bảo toàn nguyên vẹn các tế bào.

Nghiên cứu gần đây cho thấy siêu vi khuẩn có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm, khi tình trạng kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh đạt đến đỉnh điểm.

Dù các loại thuốc dựa trên virus thực khuẩn không thể thay thế hoàn toàn thuốc kháng sinh, các chuyên gia cho biết điểm cộng của chúng là giá rẻ, không có tác dụng phụ cũng như không gây hại cho cơ quan hoặc các lợi khuẩn đường ruột.

Bác sĩ Lia Nadareishvili của Viện Eliava cho biết: "Chúng tôi có thể sản xuất 6 virus thực khuẩn phổ rộng, chữa lành nhiều bệnh truyền nhiễm".

Tuy nhiên, ở khoảng 10% đến 15% số bệnh nhân, các virus thực khuẩn không có tác dụng. "Chúng tôi phải tìm được loại virus có khả năng tiêu diệt dòng vi khuẩn cụ thể", bà nói.

Kutateladze cho biết các thể thực khuẩn được điều chỉnh để nhắm mục tiêu vào các bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, có thể được chọn từ ngân hàng khổng lồ của Viện Vi khuẩn Eliava.

Một kỹ sư cơ khí 34 tuổi người Mỹ mắc bệnh mạn tính do vi khuẩn trong 6 năm đã được điều trị bằng phương pháp này. Anh cho biết tình trạng đã cải thiện sau hai tuần điều trị ở Tbilisi.

Anh là một trong số hàng trăm bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới đến Georgia mỗi năm để điều trị theo phương pháp thực khuẩn. Theo Kutateladze, khi kho kháng sinh truyền thống đang cạn kiệt dần, cần có thêm nghiên cứu lâm sàng hơn để cấp phép rộng rãi.

Năm 2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép thực hiện nghiên cứu lâm sàng sử dụng vi khuẩn chữa nhiễm trùng thứ cấp ở bệnh nhân Covid-19. Ngoài tác dụng điều trị trong y học, virus thực khuẩn còn được dùng để ngăn thực phẩm không ôi thiu, bảo vệ mùa màng và động vật khỏi các vi khuẩn có hại.

Cập nhật: 06/04/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video