Không phải là những hòn đảo nhiễm phóng xạ hay nơi có những bộ tộc ăn thịt người đáng sợ. Hòn đảo hẻo lánh Ramee ở Myanmar ẩn chứa một mối nguy hiểm có thể khiến bất cứ du khách nào cũng phải khiếp sợ. Mối nguy hiểm đáng sợ mang tên: cá sấu nước mặn.
Đảo "cá sấu" Ramee với số lượng cá sấu nước mặn cực đông đảo.
Đảo Ramree nằm ở phía Đông vịnh Bengal, ngoài khơi Rakhine, Myanmar. Diện tích đảo khoảng 1350 km². Các đầm lầy trên đảo là ngôi nhà tự nhiên rộng lớn của rất nhiều loài cá sấu nước mặn khổng lồ. Loài cá sấu nước mặn ở đây có thể nặng đến 1.000kg và dài hơn 7m.
Xác một con cá sấu tại đảo Ramee được phát hiện.
Thường loài này lặn sâu ở dưới nước, khi phát hiện con mồi, nó sẽ ngoi lên mặt nước và áp sát con mồi. Theo tạp chí National Geographic, đây là loài động vật ăn thịt người nhiều nhất trong tự nhiên, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì đi vào lãnh thổ của mình, kể cả con người.
Kết hợp với những yếu tố như "rừng thiêng nước độc" như nguy cơ bệnh sốt rét, các loại có bọ cạp độc cực đáng sợ cùng cá sấu khổng lồ đã biến nơi đây được xếp vào một trong số những hòn đảo nguy hiểm nhất thế giới.
Nơi đây xứng với cái tên "Rừng thiêng nước độc".
Trong Thế chiến II, trong một cuộc chiến trên đảo Ramee, quân lính Anh đã dồn một binh đoàn Nhật Bản vào các đầm lầy trên đảo Ramee. Tương truyền sau đó, chỉ có khoảng hơn 20 trong số hơn 1.000 binh lính Nhật Bản sống sót ra khỏi rừng từ phía bên kia và số còn lại được cho là đã bị bị cá sấu ăn thịt. Sự kiện này đã đi vào lịch sử thế giới.
Hàng loạt "sát thủ máu lạnh" sống tại các đầm lầy tại đảo.
Sách Kỷ lục Guinness đã ghi nhận đây là một thảm kịch có "số lượng lớn nhất các ca tử vong của con người do động vật gây ra".
Du khách và người dân địa phương được khuyến cáo không nên đặt chân tới hòn đảo Ramree bởi tính chất nguy hiểm đáng sợ của loài động vật máu lạnh sống trên hòn đảo này.