"Vợ lẽ" thời xưa ngoài sinh con nối dõi tông đường, còn có một tác dụng khác: Hậu thế ngậm ngùi thương thay!

Ở thời phong kiến Trung Quốc, đàn ông giàu và có địa vị sở hữu “tam thê tứ thiếp” là chuyện bình thường.

Trong tập tục đám cưới ở thời bấy giờ, khi người đàn ông lấy vợ, họ có thể nạp thêm “nha đầu bồi cưới” làm thiếp, tức vợ lẽ.

“Nha đầu bồi cưới” ở đây chính là nữ hầu kề cận của chính thất (người vợ được cưới hỏi đàng hoàng), cùng theo cô đến nhà chồng để tiếp tục nhiệm vụ chăm sóc. Song nếu thấy vừa ý và đủ tin tưởng, người đàn ông cũng có thể cưới luôn nha đầu này làm thiếp, đương nhiên là không thể có quy trình cưới hỏi như chính thất. Từ đó, “nha đầu bồi cưới” sẽ trở thành “nha đầu thông phòng”, mặc dù trở thành thiếp người ta nhưng bản thân họ không thể thoát khỏi kiếp “nha đầu”, địa vị vô cùng thấp bé.

Thời bấy giờ có câu nói: “Thà làm vợ người nghèo, còn hơn làm thiếp nhà giàu”. Bởi lẽ thiếp thất là sự tồn tại thấp hèn, nhỏ bé.


Vợ lẽ phải dè chừng chính thất, đương nhiên không có tiếng nói và địa vị trong nhà. (Ảnh minh họa).

Ở thời phong kiến Trung Quốc, chính thất lắm lúc còn chẳng có chút địa vị hay tiếng nói nào, chứ đừng nói phận làm thiếp. Nếu được chồng sủng ái, yêu chiều, thiếp thất xem như có thể sống dễ dàng hơn. Nhưng nếu không được người đàn ông bảo vệ, thì thiếp thất này thậm chí còn bị bắt làm việc nhà như người hầu, chứ đừng nói đến việc ngồi không uống trà như chính thất.

Tiểu thiếp đa phần xuất thân từ gia đình không có điều kiện, hoặc là nhà nghèo nhưng có chút nhan sắc, được hộ nhà giàu để ý và mua lại bằng tiền; hoặc là nha hoàn bên cạnh chính thất.

Theo nhiều sử liệu và câu chuyện dân gian để lại, phận làm thiếp, ngoài việc có thể ăn uống ngon hơn người hầu một chút, thì cuộc sống khá đáng thương. Họ sống phải dè chừng chính thất, đương nhiên không có tiếng nói và địa vị trong nhà.

Tuy nhiên có một cơ hội giúp tiểu thiếp sống tốt hơn, đó chính là sinh được con trai nối dõi tông đường, tranh giành sự ưu tiên với chính thất. Song dẫu sinh được con cái cho nhà chồng, tiểu thiếp đa phần không được tiếp xúc quá nhiều với con vì người ta cho rằng họ có địa vị thấp kém, nhiệm vụ duy nhất chỉ là sinh con mà thôi.

Ở thời xưa, nhà giàu hoặc khi người vợ được cưới hỏi đàng hoàng không thể sinh con, việc nạp thiếp cho người đàn ông lúc này là rất cần thiết.

Ngoài sinh con nối dõi tông đường, thiếp thất còn có một tác dụng khác. Đó chính là trở thành món quà để mang tặng, hoặc thậm chí “lấy người đổi vật”. Đây là điều bị đánh giá vô nhân đạo, hạ thấp người phụ nữ trong tư tưởng thời bấy giờ.

Phụ nữ thời bấy giờ bị xem như món đồ trao tay, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, không hơn không kém.

Tiểu thư xuất thân nhà giàu, may ra còn được cha mẹ tận tình tìm kiếm đấng lang quân tốt hoặc ít nhất gia thế nhà chồng cũng không tầm thường, trở thành chính thất trong nhà. Con gái nhà nghèo thì chỉ có thể chờ đến tuổi thì bị ép gả cho nhà phú hộ để gán nợ, trở thành tiểu thiếp sinh con cho người ta, hoặc lấy người đàn ông “môn đăng hộ đối” với gia cảnh của mình, sống đạm bạc qua ngày.

Đương nhiên cũng có rất nhiều trường hợp thiếu gia nhà giàu yêu thương chiều chuộng con gái nhà nghèo, tuy nhiên việc người này trở thành chính thất thì gần như không có, tốt lắm chỉ có thể làm thiếp nhưng sống an ổn hơn mà thôi.

Cập nhật: 10/01/2024 Phụ nữ số
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video