Trong lúc nghiên cứu các bộ sưu tập hóa thạch voi ma mút lông xoắn ở một số viện bảo tàng châu Âu, các chuyên gia phát hiện chúng thường mắc dị tật bẩm sinh khi gần tuyệt chủng.
>>> Thành tựu mới trong quá trình nhân bản voi ma mút thời tiền sử
Theo báo cáo trên chuyên san PeerJ, các mẫu vật cho thấy tình trạng mắc hội chứng xương sườn cổ do di truyền xuất hiện thường xuyên hơn ở loài sinh vật khổng lồ thời tiền sử so với voi thời nay và các sinh vật tương tự.
Các mẫu vật của voi ma mút lông xoắn Biển Bắc cho thấy bất thường ở xương sườn cổ - (Ảnh: PeerJ)
Chứng xương sườn cổ, tức một xương sườn dính vào xương cổ, không phải là một hội chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, sự hiện diện của tình trạng này ở loài ma mút là điều rất bất thường, và theo đánh giá của giới chuyên gia, đây là dấu hiệu cho thấy có vấn đề về gene hoặc yếu tố môi trường nào đó tác động trong giai đoạn phát triển bào thai của các sinh vật đã tuyệt chủng.
Đó là lý do tại sao các nhà sinh học thường xuyên liên hệ chứng xương sườn cổ với những trường hợp dị tật do gien và trong các vụ chết non.
Do vậy, các nhà nghiên cứu của Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Rotterdam và Trung tâm Đa dạng Sinh học ở Leiden (Hà Lan) cho rằng, tình trạng trên ở voi ma mút lông xoắn phần nào là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút mạnh trong cộng đồng của chúng cách đây khoảng 10.000 năm.
Cụ thể, dấu hiệu bất thường về xương sườn cổ được phát hiện ở 33% số mẫu vật.