Vụ nổ bí ẩn từng gây ra thảm họa tuyệt chủng kinh hoàng nhất lịch sử

Vụ nổ ấy đã tạo ra một môi trường quá tốt cho các loài động vật. Để rồi khi nó biến mất, mọi thứ cũng chấm dứt.

Cách đây 252 triệu năm, sự kiện tuyệt chủng giai đoạn kỷ Permi - Trias đến nay vẫn được đánh giá là thảm họa tuyệt diệt kinh hoàng nhất mà Trái đất từng được chứng kiến. 90% các loài sinh vật biển cùng 70% động vật có xương sống trên cạn đã biến mất. Thảm họa ấy nghiêm trọng đến mức được giới khoa học ngày nay nhắc lại với cái tên: Great Dying (tạm dịch: Đại diệt vong).

Thảm họa này vẫn còn rất nhiều dấu hỏi đằng sau, từ khoảng thời điểm nó diễn gia cho đến nguyên nhân vụ việc. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã cung cấp một chi tiết sâu hơn về thảm họa lần này: Đã có một đợt gia tăng oxy khổng lồ trong lòng đại dương ở cùng thời điểm sự
kiện bắt đầu.


Sự kiện Đại diệt vong cách đây hơn 250 triệu năm. (ảnh minh họa).

Các nhà nghiên cứu cho biết, có vẻ như vụ nổ oxy ấy đã trải rộng tới 10.000 năm ngay từ thời điểm bắt đầu Đại diệt vong, sau đó dần hạ xuống.

"Xét trên ghi chép về địa chất, có thể nói chúng xảy ra ở cùng thời điểm," - trích lời Sean Newby, chuyên gia Trái đất học từ ĐH Bang Florida (FSU).

"Sau đó chúng ta có thể so sánh nó với thời hiện đại - nơi có biến đổi khí hậu do hoạt động của con người nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ thời gian so với thời kỳ các vụ tuyệt chủng hàng loạt xảy ra."

Dĩ nhiên, việc đo lường mức oxy trong lòng đại dương thời cổ đại là không mấy dễ dàng. Nhóm nghiên cứu đã phân tích lượng đồng vị thallium chôn vùi trong các lớp trầm tích, để tính toán được thành phần hóa học trong nước biển từ cách đây hàng triệu năm.

Trước đó, các chuyên gia đã quan sát thấy nồng độ oxy trong nước biển sụt giảm trong kỷ Permi - Trias, nhưng việc xảy ra một vụ nổ oxy tăng đột biến như vậy thì chưa từng.

Nhưng tại sao lại có hiện tượng này, và nó có ý nghĩa gì? Có thể việc gia tăng và sụt giảm đột ngột lượng oxy sẽ gây ra nguy hiểm nhiều hơn cho các loài sinh vật biển so với việc oxy giảm từ từ - nhóm nghiên cứu cho biết.


Lượng CO2 tăng đột ngột trong khí quyển dường như là một nguyên nhân gây ra Đại diệt vong.

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy lượng oxy gia tăng trùng hợp với thời điểm diễn ra Đại diệt vong, sau đó dần sụt giảm."

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ thực hiện thêm một số nghiên cứu với phương pháp tương tự, quan sát các đợt tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ để xem liệu có hiện tượng như vậy xảy ra hay không.

Theo các nhà khoa học ước đoán, lượng CO2 tăng đột ngột trong khí quyển dường như là một nguyên nhân gây ra Đại diệt vong, với khả năng bắt nguồn từ các rặng núi lửa vùng Siberia. Và nếu hiểu hơn về vụ nổ oxy lần này, đây sẽ là một thông tin quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của cơn khủng hoảng khí hậu mà con người đang phải đối mặt ngày nay.


Các loài sinh vật biển khó lòng thích nghi khi oxy trong mặt nước đột ngột tăng rồi lại giảm

"Oxy sụt giảm sau đó là yếu tố khá quan trọng, bởi sinh vật sống đã quen với môi trường có nồng độ oxy quá cao. Bất kỳ sự thay đổi bất ngờ nào đều có thể đem đến tác động rất mạnh."

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.

Cập nhật: 02/09/2021 Theo Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video