Vũ trụ bị thủng 4 lỗ, thủ phạm là lỗ đen "quái vật"

Các nhà khoa học đã tìm thấy 4 lỗ hổng khổng lồ tại trung tâm một cụm thiên hà nhờ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, có liên quan đến 1 cặp lỗ đen quái vật.

Nhà thiên văn học Francesco Ubertosi từ Đại học Bologna (Ý), tác giả đứng đầu nghiên cứu, cho biết đó là 2 cặp hốc khổng lồ, hình dạng và hướng rất khác nhau.

Theo Phys.org, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất vũ trụ, liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, gồm hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn thiên hà riêng lẻ với lượng khí nóng và vật chất tối khổng lồ, không thể nhìn thấy theo cách thông thường.


Hình ảnh cho thấy các lỗ thủng vũ trụ bí ẩn - (Ảnh: Chandra/NASA)

Khí nóng lan tỏa khác các cụm có khối lượng lớn hơn nhiều so với bản thân các thiên hà và phát sáng rực rỡ khi "nhìn" bằng tia X theo cách Chandra đã làm.

Cụm thiên hà được nghiên cứu lần này mang tên RBS 797, cách Trái đất 3,9 tỉ năm ánh sáng.


4 lỗ thủng theo 4 hướng khác nhau - (Ảnh: Chandra/NASA)

Các lỗ thủng vũ trụ cùng loại đã từng được phát hiện ở cac cụm thiên hà khác và từ lâu các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết đó là kết quả của những vụ phun trào lỗ đen mạnh mẽ. Khi các lỗ đen "quái vật" cực lớn nuốt được một lượng lớn vật chất, chúng sẽ nhả ra một luồng phản lực khủng khiếp và các luồng này đã xuyên thủng làn khí nóng.

Kết quả phân tích dữ liệu RBS 797 quả thật đã xác định 2 lỗ đen quái vật, phóng các luồng phản lực theo 2 hướng gần như vuông góc. Phát hiện là minh chứng rõ ràng cho giả thuyết nêu trên.

Cập nhật: 20/12/2021 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video