Vườn quốc gia Komodo - Indonesia

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Vườn quốc gia Komodo của Indonesia là Di sản tự nhiên của thế giới năm 1991.

Vườn quốc gia Komodo - Di sản thiên nhiên thế giới tại Indonesia

Vườn quốc gia Komodo tọa lạc tại khu vực thuộc quần đảo Nusa Tenggara của Indonesia, trên khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat. Vườn quốc gia gồm 3 hòn đảo lớn là Komodo, Rinca và Pudar cùng vài hòn đảo nhỏ khác. Tổng diện tích vườn quốc gia là 1.817 km2.

Năm 1980, vườn quốc gia này được thành lập với mục đích bảo vệ loài thằn lằn khổng lồ là rồng Komodo. Sau đó vườn được mở rộng mục đích là bảo tồn hệ thống thực vật nói chung, kể cả các loài sinh vật vùng biển, các hòn đảo cũng như động thực vật trên đảo. Đa số đảo của vườn quốc gia Komodo đều có nguồn gốc cũ là núi lửa.


Thảm thực vật của vườn quốc gia cũng rất phong phú.


Bờ biển đẹp như tranh quanh vườn quốc gia Komodo

Trong khu vực vườn quốc gia có khoảng 5.700 con thằn lằn khổng lồ sinh sống. Những loài thằn lằn có vẻ bề ngoài rất hung hăng này được gọi là rồng Konmodo

Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất. Nó có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg và là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật. Có những thông tin (nhưng chưa được kiểm chứng) rằng có loài rồng Komodo sống ở các khu rừng nhiệt đới phía bắc Australia với kích thước lớn gấp 3 lần rồng Komodo ở Indonesia, tức dài gần 10 m. Các nhà khoa học thì đã phát hiện những hóa thạch của loài rồng Komodo ở bang Queenland (Australia) và chúng được cho là đã biến mất cách đây 19.000 năm với kích thước lớn gấp 2 lần rồng komodo hiện nay đang sinh sống. Do rồng Komodo thuộc loài bò sát, hung dữ và rất nguy hiểm nên chúng không được thuần dưỡng như những loài động vật có vú ăn thịt khác.

Theo kết quả điều tra hiện nay trong thế giới hoang dã có tổng cộng từ 4000-5000 con rồng Komodo nhưng có những lo ngại rằng chỉ còn khoảng 300 con cái là có khả năng sinh sản. Số lượng của loài rồng Komodo đã không thay đổi nhiều kể từ khi chúng xuất hiện nhưng do hệ sinh thái của chúng bị thu hẹp bởi sự xâm lấn của con người, cộng thêm việc núi lửa phun trào dẫn đến cháy rừng nên khiến môi trường sống của rồng Komodo ngày càng bị ảnh hưởng. Số rồng Komodo còn sống sót hiện nay rất dễ bị tổn thương, do vậy mà chúng cần được bảo vệ. Chính vì lý do đó mà chính phủ Indonesia mới quyết định thành lập Vườn quốc gia Komodo để bảo vệ loài động vật khổng lồ này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Vườn quốc gia Komodo của Indonesia không chỉ nổi tiếng bởi loài bò sát khổng lồ mà còn bởi nơi đây có dải bờ biển đẹp như tranh vẽ. Bãi biển với cát mịn trắng phau, nước biển trong vắt, chưa kể đến bờ biển dài quanh khu vực vườn quốc gia có nhiều đá, các rạn san hô. Hệ thực vật và các sinh vật biển ở đây phát triển tốt nhất so với các bờ biển trong khu vực. Rừng chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ trong quần thể vườn quốc gia Komodo song nơi đây cũng nuôi dưỡng một hệ thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Khách du lịch đến với Indonesia thường không bỏ qua địa danh này bởi khi đến với Vườn quốc gia Komodo ngoài việc được tận mắt chiêm ngưỡng một trong những loài bò sát lớn nhất thế giới còn sống sót, du khách còn được thưởng thức nhiều màn trình diễn của rồng Komodo và tận hưởng không gian thiên nhiên tuyệt vời ở một trong những vườn quốc gia thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Theo disanthegioi.info
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video