X-quang can thiệp, một bước ngoặt trong điều trị ung thư

Hầu hết chúng ta đã quen thuộc với ba phương pháp điều trị bệnh ung thư phổ biến nhất là hóa trị, phẫu thuật và xạ trị. Tuy nhiên, có một phương pháp vẫn được thực hiện hàng trăm lần mỗi ngày tại hầu hết các bệnh viện trên thế giới đối với nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nhưng ít được nhắc đến trong điều trị ung thư, đó là X-quang can thiệp.

Kỹ thuật này đang hứa hẹn trở thành phương pháp trụ cột thứ tư và là một bước ngoặt trong điều trị ung thư trong thời gian tới.

Theo phóng viên tại Canada, tại thành phố Vancouver của Canada mới đây đã diễn ra Hội nghị thường niên về X-quang can thiệp, thu hút 5.000 chuyên gia y tế của Canada và thế giới tham dự, thảo luận về những tiến bộ mới của X-quang can thiệp trong điều trị ung thư.


X-quang can thiệp cũng có thể giết chết tế bào ung thư hoặc làm khối u co lại.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc chi nhánh Ottawa của Công ty Dược phẩm Quốc tế BTG Canada, ông Peter Pattison cho biết X-quang can thiệp điều trị ung thư là một dạng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, thường được thực hiện theo hai bước cơ bản, gồm quét hình ảnh xác định vị trí khối u và sau đó sử dụng các mạch máu làm đường dẫn đưa các loại thuốc đặc trị vào khối u.

Phương pháp này điều trị trực tiếp trên khối u bằng cách bơm các hạt bọc hoá chất có kích thước tương đương một sợi tóc vào các mạch máu dẫn đến khối u để làm tắc mạch nuôi khối u, cắt đứt nguồn cung cấp máu, "bỏ đói" khối u hoặc hủy diệt khối u mà không làm tổn thương đến nhu mô lành lân cận.

X-quang can thiệp cũng có thể giết chết tế bào ung thư hoặc làm khối u co lại. Đây là phương pháp không phải phẫu thuật, không gây biến chứng nặng (như rụng tóc), và có thể áp dụng cho khoảng 80% các trường hợp không thể phẫu thuật, mang lại thời gian sống thêm cho bệnh nhân từ 16 tháng trở lên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, X-quang can thiệp rất phù hợp với những bệnh nhân có khối u gan nguyên phát tương đối lớn nằm gần các mạch lớn không thể cắt bỏ, hoặc những bệnh nhân lớn tuổi mắc các loại ung thư khó điều trị. Phương pháp này cũng giúp tiết kiệm chi phí điều trị cho bệnh nhân bởi bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú hoặc chỉ mất một đêm điều trị tại bệnh viện.

Cập nhật: 15/04/2016 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video