Xác định gen đánh dấu của bệnh ung thư tụy có thể tiên đoán sự sống còn

Các nhà khoa học đã khám phá cách phân biệt giữa ung thư tuyến tụy với các mô không bị ung thư, theo nghiên cứu mới cho thấy. Phương pháp này cũng cho phép nhận ra được những bệnh nhân có khả năng sống qua được trên 2 năm.

Nghiên cứu thử nghiệm trên các phân tử cực nhỏ gọi là microRNA (miRNA) của các tế bào ung thư tụy. Nó chứng minh mức độ quan hệ của miRNA nào đó có thể phân biệt được tế bào ung thư tụy với mô không ung thư kề bên và với mô tụy bị viêm.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm Ung thư tổng hợp, đại học bang Ohio, xuất bản trên ấn phẩm số 2, tháng 5 của tạp chí American Medical Association. “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng miRNAs có thể giúp phát hiện bệnh sớm hơn và phân biệt nó với các tình trạng không phải là ung thư”, tác giả đầu tiên Mark Bloomston, phó giáo sư về phẫu thuật bệnh viện ung thư James, bang Ohio và viện nghiên cứu Solove đã nói.

Bloomston cho biết: “Chúng tôi cũng nhận ra rằng chúng ta có thể dự đoán những bệnh nhân nào sẽ tốt hơn hay xấu hơn dựa vào một vài miRNA chính xác. Sự tương quan với tình trạng sống còn như thế trước đây vẫn còn thiếu đối với bệnh ung thư tụy."

Ung thư tụy được dự đoán tấn công vào 37.170 người Mỹ và làm chết 33.370 người khác trong năm nay, biến nó trở thành nguyên nhân gây chết người đứng hàng thứ tư trong cái chết do bệnh ung thư trên cả phái nam lẫn nữ. Số trường hợp bệnh mới gần đây bằng với số người chết vì bệnh khó chẩn đoán sớm và bởi vì có rất ít sự tiến bộ trong điều trị.

Trong nghiên cứu này, Bloomston và đồng nghiệp kiểm tra mẫu khối u từ 65 bệnh nhân với dạng ung thư tuyến của tụy, hình thức phổ biến nhất của bệnh. Họ trích miRNA từ những tế bào khối u được phân lập và từ mô tụy không ung thư kề bên. Thêm vào đó, họ phân tách miRNA từ tế bào tụy của người trải qua phẫu thuật của bệnh viêm tụy mãn tính, một sự viêm nhiễm tụy thường liên quan đến ung thư tụy.

Có lẽ điều đáng ngạc nhiên hơn là các miRNA mà có thể phân biệt được giữa những người sống được trong thời gian dài và ngắn là những miRNA không đặc trưng cho ung thư tụy. “Những miRNA này đã không được nghiên cứu nhiều, do đó chúng tôi không biết tầm quan trọng của chúng về cơ bản sẽ như thế nào”, Bloomston nói “Phát hiện của chúng tôi thực sự chỉ là khởi điểm. Bây giờ chúng tôi và những người khác cần phải xác định vai trò của những phân tử này trong ung thư tụy và nghiên cứu chúng sẽ làm gì."

MicroRNAs, được phát hiện lần đầu tiên cách đây 15 năm, giúp kiểm soát loại và số lượng mà tế bào tạo ra một cách tự nhiên bằng cách biến đổi các gen khác. Ngiên cứu trong một vài năm qua đã chỉ ra rằng chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong bệnh ung thư. Cho đến nay, nhiều hơn 300 miRNA khác nhau của con người đã được xác định

Ngọc Thanh

Theo Ohio State University, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video