Xi măng chống phóng xạ

Các nhà khoa học gồm Đỗ Quang Minh, Trần Thị Thu Thụy, bộ môn Vật liệu Silicat, trường Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu ảnh hưởng của barite đến khả năng làm việc của xi măng chống phóng xạ.

Vữa xi măng chứa barite có tác dụng ngăn các tia bức xạ trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân. Vữa xi măng với các hàm lượng barite khác nhau đã được chế tạo và kiểm tra các tính chất như độ dẻo chuẩn, thời gian đông kết, độ ổn định thể tích. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ barite xi măng đảm bảo cơ tính và khả năng ngăn phóng xạ.


Vữa xi măng chứa barite có tác dụng ngăn các tia bức
xạ trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân.

Xi măng chống phóng xạ là loại vật liệu dùng để ngăn cản sự lan truyền tia bức xạ trong quá trình khai thác các ứng dụng năng lượng phân rã hạt nhân cũng như khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân. Bary (Ba) là nguyên tố đủ nặng, có khả năng hạn chế các tia bức xạ.

Barite là nguyên liệu chứa Ba tương đối phổ biến, khả năng ứng dụng linh hoạt, giá thành rẻ, có thể khai thác lượng lớn. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng barite không ảnh hưởng nhiều đến lượng nước chuẩn và độ ổn định thể tích trong hỗn hợp xi măng, nhưng ảnh hưởng nhiều đến thời gian đông kết và ảnh hưởng rất lớn đến cường độ chịu nén của mẫu, đặc biệt với mẫu có hàm lượng cao hơn 40%.

Khả năng ngăn phóng xạ của mẫu xi măng được ghi nhận. Các kết quả cho thấy, ở hàm lượng 40%, ngăn tia X tốt nhất và vẫn đảm bảo cường độ chịu nén.

Theo Bee
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video