Xoa bóp chữa đau quanh khớp vai

Đau quanh khớp vai liên quan tới các tổ chức phần mềm xung quanh khớp, các bệnh do nhu mô phổi, các bệnh do cột sống cổ và ngực. Y học cổ truyền gọi là chứng tý với các tên là kiên thống, kiên ngưng hay lậu kiên phong.

Giai đoạn đầu: Có thể chỉ đau âm ỉ, ê ẩm, mỏi hoặc đau vừa phải xung quanh khớp vai, ảnh hưởng ít hay không ảnh hưởng tới hoạt động của khớp. Đau tăng rõ rệt về đêm, có khi đau lan xuống cánh tay hoặc lên cổ. Thường là đau một vai, có trường hợp đau cả hai vai.

Giai đoạn sau: Thường là đau giảm và khỏi nếu chữa đúng cách và kịp thời. Nếu không chữa tốt, cử động sẽ bị hạn chế như: tay không giơ lên được, không giơ ngang ra được, không đưa tay ra phía sau như thường được. Nếu cố gắng giơ quá một chút thì sẽ đau quanh khớp vai,... Chứng đau chủ yếu do kinh lạc bị phong, hàn, thấp làm tắc, theo nguyên tắc “không thông thì đau”. Vận động bị hạn chế do khí huyết bị ngưng trệ không nuôi dưỡng được gân, cơ khớp gây nên.

Cách chữa giai đoạn mới mắc: Xoa, bóp, day bấm trực tiếp vào các điểm đau, chú ý tới các nhóm cơ bị co cứng: nhóm cơ thang, cơ ức - đòn - chũm.

Day bấm các huyệt sau:

Bấm huyệt kiên tỉnh
(Ảnh: TTO)

Thiên tông: Vị trí chính giữa xương bả vai, ngang với mỏm gai sau đốt sống lưng 4.
Kiên tỉnh: Vị trí cánh tay giơ ngang huyệt, ở chỗ lõm trên vai. Nếu người bệnh đau từng cơn không dám vận động nên tác động vào các huyệt ở vùng xa như:
Hợp cốc: Vị trí khép ngón cái vào ngón trỏ huyệt ở đỉnh mô cơ vùng hộ khẩu.
Khúc trì: Vị trí gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, huyệt ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu phía cẳng tay.

Thủ thuật làm ở vùng đau nên nhẹ nhàng; các hoạt động của khớp vai tăng theo mức độ giảm đau của khớp vai (đau giảm, cử động tăng).

Cách chữa trị khớp vai hạn chế vận động: Nên tập vận động khớp vai, phạm vi vận động tăng dần, không nên cưỡng bức khớp vai vận động theo ý muốn chủ quan của người thầy thuốc. Cách vận động khớp vai: người thầy thuốc đứng ở phía vai đau. Một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2-3 lần (động tác này là chuẩn bị vận động, đồng thời xem phạm vi hoạt động khớp vai đến đâu). Co giãn cánh tay ra ngang, rồi đưa lên cao, ra trước, qua sát ngực, rời vòng xuống dưới từ 3-4 lần (chú ý đưa lên đến mức người bệnh cảm thấy đau là đủ, không nên đưa cao quá). Nắm ngón tay cái người bệnh, vòng cẳng tay từ dưới lên trên, từ sau ra trước, rồi kéo xuống tay người bệnh ra phía sau.

Ngoài ra bệnh nhân có thể tự tập ở nhà một số động tác:

- Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay nắm lại từ từ nâng dần hai tay lên cao (càng cao càng tốt) rồi buông từ từ hai tay xuống. Trong lúc đó cúi khum lưng ra phía trước sao cho tạo với nửa thân dưới một góc 90o.

- Vung tay cúi lưng: Nửa thân trên cúi về phía trước tạo với nửa thân dưới một góc 90o; tay lành víu vào thành ghế, tay đau không thẳng và từ từ làm các động tác sau: Quay trái theo chiều kim đồng hồ từ góc độ nhỏ sau tăng dần góc độ lớn và làm ngược lại. Trong khi tập có thể cầm một vật nặng khoảng 1kg để giúp cho việc mở khớp được tốt hơn. Đưa tay ra trước, sau, phải, trái.

- Người bệnh đứng đối diện với tường, tay đau duỗi thẳng, bàn tay chống vào tường và từ từ đu người xuống, làm 5 lần. Đổi tư thế đứng nghiêng và cũng làm như trên.

Các động tác tập ở nhà, ngày làm từ 1-2 lần, tập theo sức chịu đựng.

BS. Nguyễn Hồng

Cập nhật: 24/10/2018 Theo Sức khỏe & Đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video