Xu hướng xây nhà chọc trời bằng gỗ

Các kiến trúc sư tin rằng, khi khai thác một cách có trách nhiệm, gỗ trở thành một trong những vật liệu xây dựng tốt nhất nhằm giảm khí thải nhà kính, và lưu trữ carbon trong các tòa nhà.

Các tòa nhà chọc trời nên được xây dựng bằng bê tông hay gỗ? Bạn có thể xây dựng các tòa nhà cao tầng bằng gỗ không? Đó là những câu hỏi thường trực đối với ngành xây dựng trong thời gian gần đây.

Năm 2013, Moller Architects đã tiết lộ kế hoạch xây dựng một tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao 34 tầng ở Stockholm, Thụy Điển. Kể từ đó, nhiều dự án tòa nhà bằng gỗ sáng tạo đã được lên kế hoạch và đang được xây dựng trên toàn thế giới.


Nhiều dự án tòa nhà bằng gỗ sáng tạo đã được lên kế hoạch và đang được xây dựng trên toàn thế giới.

Trong những năm qua, xu hướng sử dụng gỗ, loại vật liệu thân thiện với môi trường, đã xuất hiện và rất được yêu thích. Nguyên nhân là do không giống như bê tông hay thép, gỗ là một nguồn tài nguyên tái tạo và tốn ít chi phí để xây dựng. Ngoài ra, gỗ cũng giúp rút ngắn thời gian xây dựng và giảm trọng lượng tổng thể của tòa nhà.


 Moller Architects lên kế hoạch xây dựng một tòa tháp bằng gỗ 34 tầng ở Stockholm vào năm 2013.

Việc áp dụng công nghệ mới để xây dựng các tòa nhà gỗ đang được so sánh với kết cấu bê tông và thép. Trong bối cảnh thế giới đang cần những giải pháp gắn liền với cuộc sống, cũng như giải pháp xanh hơn trong môi trường tự nhiên, các kiến trúc sư tin rằng, khi khai thác gỗ một cách có trách nhiệm, đây là một trong những vật liệu xây dựng tốt nhất nhằm giảm khí thải nhà kính và lưu trữ carbon trong các tòa nhà.


Tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới sẽ được xây dựng tại Tokyo, Nhật Bản.

Anh Jan Lyczakowsk, Nhà nghiên cứu Hóa sinh tại Đại học Cambridge, Anh, nói: “Những tòa nhà chọc trời bằng gỗ là câu trả lời từ tự nhiên cho vấn đề biến đổi khí hậu. Gỗ giúp khóa khí CO2, trong khi các công trình bằng bê tông thường thải ra khí CO2. Chính vì vậy, xây dựng với gỗ là giải pháp mà chúng ta nên thử, để thích ứng và chống biến đổi khí hậu, xây dựng một tương lai bền vững hơn”.

Người dân cũng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn cho các tòa cao ốc được xây dựng bằng vật liệu tự nhiên, không phải là thép và bê tông.

Tòa nhà gỗ cao nhất hiện nay trên thế giới là khối chung cư 18 tầng tại Na Uy, có tên là Tháp Mjos. Tháp Mjos nằm gần một hồ nhỏ cùng tên, cách Thủ đô Oslo 100km về phía Bắc. Tháp Mjos có chiều cao 85,4m. Đây là công trình thân thiện với môi trường và có khả năng chống hỏa hoạn, lấy cảm hứng từ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.


Tòa tháp Mjos, cao 18 tầng, hiện là tòa nhà gỗ cao nhất hiện nay trên thế giới.

“Việc lắp ráp và xây dựng công trình được áp dụng những kỹ thuật hiện đại nhất của thế giới và được quản lý mà không cần hệ thống giàn giáo bên ngoài, mặc dù công trình khá phức tạp với độ cao lớn. Chúng tôi chủ yếu sử dụng cần cẩu, và sử dụng thang máy nếu cần thiết” - Arthur Buchardt, Nhà đầu tư và kinh doanh của Mjos, cho biết.

Công trình này vượt cả chiều cao 49m của tòa tháp Treet ở phía Tây Na Uy, hiện đang giữ kỷ lục là công trình bằng gỗ cao nhất thế giới. Những người khởi xướng dự án cho biết, việc dùng chất gỗ sẽ giúp tòa tháp Mjos hấp thụ khí CO2 trong môi trường.


Tòa tháp Mjos thể hiện tư duy xây dựng thân thiện với môi trường.

Ngoài ra công trình này còn được giới thiệu là có khả năng chống cháy vì sử dụng gỗ phiến kết nối, vốn chỉ bốc cháy khi tiếp xúc với lửa trong khoảng thời gian dài liên tục.

Chia sẻ về tiêu chuẩn quốc tế đối với ngành vật liệu nói riêng và ngành xây dựng nói chung, Buchardt cho rằng: “Trong vòng 15 năm tới, tôi tin rằng vật liệu thân thiện với môi trường sẽ trở thành tiêu chuẩn tự nguyện quốc tế của ngành xây dựng”.

Gỗ sẽ trở thành vật liệu được ưa chuộng khi xây nhà chọc trời

Tòa nhà chọc trời bằng gỗ đầu tiên của London


Tòa tháp 80 tầng sẽ là tòa nhà cao nhất thứ hai của London.

Cuối năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Khoa Kiến trúc của trường Đại học Cambridge, cùng với PLP Architects, các kỹ sư Smith và Wallwork đề xuất xây dựng một tòa nhà 80 tầng bằng gỗ cao 300m ở trung tâm Barbican, London.

Ông Michael Ramage, Giám đốc Trung tâm đổi mới vật liệu tự nhiên cho biết, London càng phát triển thì mật độ dân số sẽ phải càng lớn. Vì vậy, họ tin rằng người dân sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn cho các tòa cao ốc được xây dựng các vật liệu tự nhiên, chứ không phải là thép và bê tông.

HAUT - Khu dân cư bằng gỗ cao nhất thế giới


Cấu trúc tòa nhà gỗ 21 tầng sẽ có độ cao 73m.

Trong khi đó, Công ty Xây dựng Arup đã được lựa chọn để phát triển “Haut”, một dự án tòa tháp dân cư 21 tầng và dự kiến sẽ trở thành tòa nhà dân cư bằng gỗ cao nhất thế giới. Được thiết kế bởi đội ngũ kiến trúc sư của V Architect, đề án cao 73m sẽ được xây dựng ở Amsterdam, bao gồm 55 căn hộ, một khu vực công cộng dành cho xe đạp và một bãi đậu xe ngầm


Tòa nhà sẽ bao gồm 55 căn hộ dân cư.

Tòa nhà sẽ có tổng diện tích sàn khoảng 14.500m2 và mang đến sự bền vững cao nhất có thể. Các kiến trúc sư cho biết, tòa nhà bằng gỗ là một sự đổi mới trong xây dựng bền vững quốc tế,

Trätoppen - tòa tháp cao 133 m được làm từ gỗ dán chéo


 Đề án cao 40 tầng đã được hình thành bằng gỗ dán chéo.

Anders Berensson Architects đã được giao nhiệm vụ thiết kế một tòa nhà chọc trời, để thay thế cho một công viên cũ ở trung tâm thành phố Stockholm, Thụy Điển. Đề án cao 40 tầng sử dụng gỗ dán chéo, với một mô hình của các con số áp dụng cho mặt tiền, tương tự như khái niệm của một nhà để xe.


Các con số dùng để đánh dấu ở mặt tiền.

Lớp phủ cũng mang đến một số lợi ích thiết thực, đóng vai trò như một tấm pin mặt trời để giữ mát tòa nhà và đạt hiệu quả về năng lượng.

Cập nhật: 16/07/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video