Xử trí như thế nào sau khi uống nhầm axit?

Axit là một loại hoá chất cực mạnh và độc tính cao, chỉ mất 5 giây nó có thể gây những vết bỏng đáng sợ và sau 30 giây, nó sẽ phát huy hoàn toàn những tác động kinh khủng của mình.

>>> Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Việc thí sinh Trần Tấn Phát của chương trình Vietnam Got Talent 2014 uống nhầm axit thay vì uống nước trong phần trình diễn ảo thuật diễn ra đêm qua 11/1 đã khiến dư luận xôn xao bởi sự nhầm lẫn nguy hiểm hy hữu này. Nhiều người đặt ra câu hỏi tác hại của việc uống nhầm axit sẽ nguy hiểm như thế nào?

Theo GS Lê Năm - Viện trưởng Viện Bỏng quốc gia cho biết: nếu uống nhầm axit ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ bị chảy máu tức thì, axit ngấm vào máu gây hoại tử và làm chết các tế bào tại thực quản, dạ dày dẫn đến thủng dạ dày.


Màn trình diễn mà thí sinh Trần Tấn Phát nhầm lẫn uống axit thay vì nước tại cuộc thi Got Talent tối 11/1

"Những trường hợp tử vong thường là do axit đậm đặc xuống các cơ quan tiêu hóa, gây hoại tử và thủng dạ dày", GS Năm nói.

Trên nhiều tài liệu cho biết, thông thường có 3 loại axit vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là: axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl).

Đây đều là các axit có tính oxy hóa mạnh, nhất là ở nồng độ đậm đặc, nó sẽ gây bỏng và tổn thương nhanh chóng nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng qua da


Axit có thể gây bỏng nặng chỉ trong vòng 5 giây (Ảnh minh hoạ)

Theo các chuyên gia, do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể.

Tùy từng loại axit cũng như việc bỏng axit ở các vị trí tiếp xúc, ta có thể chia ra làm nhiều cấp độ bỏng. Song dù bị bỏng ở cấp độ nào, chúng cũng đều gây tổn hại đến sức khỏe và để lại di chứng suốt đời cho nạn nhân.

Theo GS Lê Năm, điều đầu tiên cần xử lý khi uống nhầm axit là: uống nhiều nước lọc để hoà loãng nồng độ axit trong dạ dày nhằm tránh những tác hại nghiêm trọng nhất, bởi việc pha loãng axit trong dạ dày là rất quan trọng giúp tránh tổn thương tại cơ quan này.

Ông cũng cho biết thêm, việc điều trị những bệnh nhân uống phải axit tùy thuộc vào từng trường hợp và độ đặc, loãng của axit.

Nếu nạn nhân chưa nuốt axit vào dạ dày mà kịp nhổ ra thì axit chỉ gây bỏng khoang miệng và môi. Bộ phận niêm mạc của vùng bị bỏng sẽ bị hoại tử nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi hoàn toàn nếu được điều trị tích cực trong 10 ngày và bệnh nhân có thể xuất viện.

Theo NĐT, ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video