Xuất hiện đốm đen trên da, nguyên nhân do đâu?

Vì sao đốm đen lại xuất hiện trên da?

Theo chuyên gia da liễu, nhiều người từng tới bệnh viện khi xuất hiện đốm đen trên da mới phát hiện ra bệnh tình nghiêm trọng hơn mình tưởng. Vậy có những nguyên nhân nào có thể khiến đốm đen xuất hiện trên da.

Những nguyên nhân khiến đốm đen xuất hiện trên da

Như chúng ta đã biết sự xuất hiện đốm đen trên da là do sự gia tăng mạnh mẽ của các sắc tố melanin dưới da. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin.

1. Sự thay đổi nội tiết tố

Estrogen là một trong những nội tiết tố có tác dụng ức chế sản sinh melanin. Đối với những chị em phụ nữ bước vào giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh thì nội tiết tố trong cơ thể thường bị rối loạn dẫn đến lượng estrogen bị suy giảm khiến cho sắc tố melanin được sinh ra nhiều hơn. Lâu dần chúng sẽ tích tụ và tạo nên các đốm nâu trên da.

2. Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra các đốm đen trên da. Bình thường thì hắc sắc tố melanin sinh ra có mục đích bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Nhưng khi tiếp xúc quá nhiều, quá thường xuyên với các tia UV sẽ làm cho melanin bị tăng sinh quá mức và không được đào thải ra bên ngoài mà tích tụ lại hình thành nên đốm nâu.

3. Ảnh hưởng của tuổi tác

Khi càng lớn tuổi các đốm nâu đặc biệt là ở da tay sẽ càng xuất hiện nhiều hơn. Phụ nữ ở độ tuổi 30 trở đi sẽ bắc đầu phải đối mặt với các vết thâm nán, đốm nâu trên da do da chúng ta bị lão hóa trở nên yếu đi nên dễ bị hư hại.


Một số bệnh ung thư được "mở màn" bằng những đốm đen trên da. (Ảnh minh họa)

4. Ảnh hưởng bởi công việc

Vài công việc hay nghề nghiệp nhất định cũng có thể dẫn đến chứng tăng sắc tố da do nguy cơ phơi nhiễm dưới ánh nắng hoặc các loại hóa chất. Những người bị tăng nguy cơ mắc chứng này bao gồm người làm vườn, công nhân làm nhựa đường, và những người làm trong xưởng chế nước hoa hay tiệm làm bánh.

5. Mắc bệnh ung thư

  • Ung thư da tế bào đáy: Khối u phát triển chậm và đến 80% ở trên mặt. Thời gian đầu nhiều người lầm tưởng đây là nốt ruồi. Không ít bệnh nhân mắc bệnh nhưng tìm tới Bệnh viện Da liễu Trung ương để điều trị liên quan tới nốt ruồi.
  • Ung thư da tế bào gai (ung thư da tế bào vẩy): 50% phát triển trên những thương tổn từ trước như sẹo, bệnh lý mạn tính hay viêm nhiễm lâu ngày thành u. U này phát triển ác tính, nhanh hơn ung thư da tế bào đáy cũng như khả năng di căn nhiều hơn.
  • Ung thư da hắc tố: Đây là ung thư ác tính nhất trong các loại ung thư da. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, 70% những người tử vong vì ung thư da là bị ung thư hắc tố. Đối với loại ung thư này, những triệu chứng ban đầu rất “hiền lành”, chủ yếu xuất hiện đốm đen trên da chân, gót chân, lòng bàn chân hay các ngón chân, đầu cực ngón tay, ngón chân.

6. Di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một trong những lí do bạn cần phải lưu ý nếu làn da của mình nổi lên các đốm nâu. Chỉ cần bố mẹ bị đốm nâu thì khả năng bạn bị đốm nâu cũng rất cao. các đốm nâu do di truyền thường nằm trong cấu trúc của gen nên rất khó can thiệp và điều trị được dứt điểm.

7. Nguyên nhân khác

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lí
  • Sinh hoạt không khoa học
  • Lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm
  • Mắc một số bệnh gây rối loại nội tiết như Addison
  • Sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng phụ làm tăng sắc tố da


Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây làm xuất hiện đốm đen trên da. (Ảnh minh họa)

Giải pháp khi xuất hiện đốm đen trên da

1. Bảo vệ hàng ngày

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Nhất là vào khoảng thời gian từ 10h – 14h bởi đây là lúc bức xạ mặt trời rất lớn có thể khiến cho các đốm nâu trở nên đậm màu và trầm trọng hơn.
  • Khi đi ra ngoài nên che chắn: Bảo vệ làn da bằng mũ nón, áo khoác, khẩu trang, …kết hợp bôi kem chống nắng để bảo vệ da tối ưu.
  • Uống nhiều nước: Để tăng cường độ ẩm cho da, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin có tác dụng làm mờ các đốm nâu vào thực đơn hằng ngày.

2. Can thiệp xâm lấn

  • Lột da bằng hóa chất: Đây là việc sử dụng chất có tính axit lên mặt, tay hoặc chân để loại bỏ lớp da bề mặt. Các hóa chất này làm lột ra, để lộ ra một lớp da mới và có sắc tố cân bằng bên dưới.
  • Liệu pháp laser: Có tác dụng tương tự, nhưng có mức độ chính xác cao hơn khi bác sĩ da liễu có thể kiểm soát cường độ của việc điều trị. Với liệu pháp này, tia laser được dùng để "đốt" bỏ vùng da bị ảnh hưởng. Cường độ tia nhẹ nhất được dùng cho lớp biểu bì của da (lớp bề mặt), và các tia có cường độ cao hơn được dùng để loại bỏ các lớp da sâu hơn bên dưới da.

Các phương pháp trị liệu này có thế rất hiệu quả đối với chứng tăng sắc tố da, nhưng có chi phí cao và có thể gây xâm lấn da. Và bởi vì chúng gây kích thích, viêm da thậm chí là làm bỏng da, nên các liệu pháp này lại dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da sau viêm, đặc biệt đối với những người có da sậm màu.

Cập nhật: 30/08/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video