Xuất hiện quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.


Quái thú vừa lộ diện ở Mỹ - (Ảnh: Gabriel Ugueto).

Trả lời phỏng vấn của tờ Live Science, nhà cổ sinh vật học David Lovelace từ Trường Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) cho biết Beesiiwo cooowuse không đặc biệt lớn, chỉ nặng 5-7kg, dài khoảng 0,6m.

Nó là một sinh vật ăn cỏ, thường tiêu thụ những cây lá kim, dương xỉ... với cái miệng trông như mỏ vẹt tước và cắt lá hiệu quả. Nó thuộc về một nhóm bò sát cổ đại lớn hơn gọi là rhynchosaur.

Có tới 5 mẫu vật hóa thạch của rhynchosaur được khai quật tại Hệ tầng Popo Agie, một hệ tầng địa chất kỷ Tam Điệp ở dãy núi Bighorn, một phần của dãy Rocky phía Bắc nước Mỹ.

Ba trong số 5 mẫu vật thuộc về loài mới Beesiiwo cooowuse. Do nơi mà nó lộ diện thuộc về vùng đất của người Mỹ bản địa nên các nhà khoa học đã phối hợp với Văn phòng Bảo tồn lịch sử bộ lạc Bắc Arapaho để đặt cái tên theo ngôn ngữ Arapaho nói trên, có nghĩa là "thằn lằn lớn từ khu vực Alcova".

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Diversity cho biết nó thuộc nhóm những con thằn lằn cổ đại nhất. Hình dáng "lai tạp" kỳ lạ của quái thú này không quá khó hiểu, bởi nó là họ hàng xa của cả cá sấu và chim ngày nay.

Do mẫu vật bao gồm cả một phần hàm quái thú, nó còn giúp các nhà khoa học tái tạo lại cảnh quan và môi trường của khu vực trong kỷ Tam Điệp ngày xưa.

Cập nhật: 24/04/2023 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video