Brazil tìm thấy hóa thạch loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Một nhà khoa học người Brazil cho biết, tìm thấy hóa thạch của một loài bò sát nhỏ giống cá sấu sống trong kỷ Tam Điệp, vài triệu năm trước khi xuất hiện những con khủng long đầu tiên.

Báo cáo được công bố trên tạp chí báo cáo khoa học ngày 20/6 cho biết, hóa thạch của loài săn mồi có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.


Loài bò sát giống cá sấu cổ đại, mới được tìm thấy ở Brazil. (Nguồn: Phys).

Parvosuchus, sống cách đây khoảng 237 triệu năm, đi bằng 4 chân và dài khoảng 1m, là loài săn mồi trên cạn và ăn các loài bò sát nhỏ hơn.

Parvosuchus có nghĩa là "cá sấu nhỏ", thuộc về một họ bò sát đã tuyệt chủng được gọi là Gracilisuchidae. Cho đến nay, loài này chỉ được biết đến ở Argentina và Trung Quốc.

Theo nhà cổ sinh vật học Rodrigo Muller thuộc Đại học Liên bang Santa Maria đồng thời là tác giả của nghiên cứu, họ Gracilisuchidae là những sinh vật rất hiếm trong thế giới hóa thạch.

Nhóm này đặc biệt thú vị vì chúng sống và tuyệt chủng khoảng 7 triệu năm trước buổi bình minh của loài khủng long.

Ngoài ra, Gracilisuchidae cũng là đại diện cho một trong những nhánh sớm nhất của dòng họ Pseudosuchia - sau này tiến hóa thành cá sấu.

Parvosuchus sống vào thời điểm đổi mới tiến hóa sau cuộc tuyệt chủng hàng loạt tồi tệ nhất trên Trái đất cách đây 252 triệu năm. Sự kiện tuyệt chủng này mở đường cho các nhóm bò sát đa dạng cạnh tranh giành các hốc sinh thái, trước khi khủng long trở thành loài thống trị.

Cập nhật: 24/06/2024 Báo TGVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video