Xuất hiện thứ này giống Trái đất, ngoại hành tinh có thể sống được

Một thứ tưởng chừng không liên quan có thể là một trong những yếu tố quyết định trong việc Trái đất sống được, và có thể sẽ là ký hiệu sự sống quan trọng mà các nhà thiên văn nên tìm kiếm ở các ngoại hành tinh.

Theo SciTech Daily, đó chính là một Mặt trăng vừa đủ lớn như Mặt trăng của Trái đất. Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi phó giáo sư Miki Nakajima từ Đại học Rochester (Mỹ) khẳng định chính Mặt trăng đã góp phần giúp Trái đất có một môi trường lý tưởng cho sự sống phát triển và tiến hóa.


Mặt trăng góp vào việc điều chỉnh khí hậu Trái đất thông qua việc ổn định trục quay của hành tinh.

Cụ thể, Mặt trăng kiểm soát độ dài của ngày và thủy triều đại dương, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học của tất cả các dạng sống trên hành tinh. Nó cũng đóng góp vào việc điều chỉnh khí hậu Trái đất thông qua việc ổn định trục quay của hành tinh.

Vì thế, nhóm nghiên cứu cho rằng tìm kiếm một Mặt trăng giống với Mặt trăng của Trái đất chính là công cụ sàng lọc hữu hiệu để các nhà thiên văn xác định các hành tinh có tiềm năng sở hữu sự sống.

Đó phải là một Mặt trăng đủ lớn để có tác động vừa phải đến hành tinh của nó. Mặt trăng của chúng ta có bán kính lớn hơn 1/4 bán kính của chính Trái đất, một tỉ lệ lớn hơn nhiều so với hầu hết các Mặt trăng của hành tinh khác.

Trong bài công bố trên tạp chí Nature Communications, nhóm của phó giáo sư Nakajima ở Đại học Rochester cùng nhiều nhà khoa học khác từ Đại học Arizona (Mỹ) và Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) đã kiểm tra sự hình thành Mặt trăng và kết luận rằng chỉ một số loại hành tinh mới đủ sức tạo nên Mặt trăng lớn so với hành tinh mẹ.

Mặt trăng của Trái đất được cho là ra đời từ vụ va chạm giữa địa cầu non trẻ và hành tinh Theia to cỡ sao Hỏa khoảng 4,5 tỉ năm trước. Vụ va chạm khiến các mảnh vỡ đá bụi được bắn ra không gian, hình thành một đĩa bay hơi quanh quỹ đạo Trái đất.

Theo thời gian, đĩa này nguội đi vào tạo ra các hạt trăng lỏng - khối xây dựng Mặt trăng - rồi dần kết tụ thành một thiên thể mới.

Các hành tinh đá quá lớn (hơn 6 lần khối lượng Trái đất) và các hành tinh bằng hoặc lớn hơn Trái đất sẽ tạo ra các đĩa bay hơi hoàn toàn, nơi các hạt trăng đang phát triển chịu lực kéo khí quá mạnh và rơi ngược về hành tinh mẹ, do đó những thứ còn lại không đủ để tạo nên một Mặt trăng lớn.

Điều này rất có ý nghĩa vì việc tìm kiếm các ngoại hành tinh hiện nay chủ yếu tìm ra những thế giới lớn hơn 6 lần khối lượng Trái đất trở lên, đơn giản vì chúng dễ tìm hơn các hành tinh nhỏ như Trái đất, nhưng rõ ràng điều này sẽ khiến giấc mơ tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh còn xa vời.

Các nhà khoa học hy vọng dữ liệu mới sẽ cung cấp định hướng cần thiết cho những chiến dịch săn tìm bản sao Trái đất trong tương lai, bởi lẽ các kính thiên văn hiện tại đã đủ sức để tìm kiếm nhiều ngoại hành tinh đá cỡ nhỏ như Trái đất cũng như xác định được vài Mặt trăng ngoài Hệ Mặt trời.

Cập nhật: 24/03/2022 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video