Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Birmingham đã khám phá ra một phương pháp mới để bắt chước quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể giúp sửa chữa mô bị hỏng.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Báo cáo khoa học đã mô tả chi tiết một phương pháp mới để tái tạo xương bằng cách kích thích các tế bào tạo ra các túi nhỏ hỗ trợ quá trình cho tái tạo mô xương.
Số lượng người gãy xương dự kiến sẽ tăng gấp đôi trên thế giới vào năm 2020, gây áp lực, gánh nặng hơn cho hệ thống y tế toàn cầu. Gãy xương, loãng xương có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người hằng ngày.
Gãy xương, loãng xương có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người hằng ngày.
Có những hạn chế đáng kể đối với các phương pháp điều trị hiện tại đối với việc sửa chữa xương như cắt ghép autologous không đáp ứng nhu cầu điều trị hiệu quả, hay phương pháp tái tạo, xương allogenic thì thiếu các yếu tố sinh học hay phương pháp tiếp cận dựa trên các yếu tố tăng trưởng có thể dẫn đến các phản ứng phụ nghiêm trọng và chi phí cao cho bệnh nhân.
Cách tiếp cận mới cung cấp những lợi ích quan trọng dựa trên phương pháp trị liệu pháp tế bào. Phương pháp này khai thác khả năng tái tạo mô nhờ những túi nang ngoài chứa các hạt nano được tạo ra trong quá trình hình thành xương giúp hỗ trợ, tái tạo mô bị hỏng.
Tiến sĩ Owen Davies, thuộc trường Đại học Birmingham, nói: "Đây là khám phá ban đầu, nhưng nó tiềm năng ở chỗ giúp chúng ta có cách mới tiếp cận việc sửa chữa mô. Hiện chúng tôi cũng đang tìm kiếm để tạo ra các hạt sinh học mới có giá trị về mặt trị liệu và kiểm tra khả năng của những hạt này trong việc tái tạo các mô khác trong cơ thể".