Cá luôn được xem là thực phẩm hàng đầu giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Nhưng các chuyên gia y tế lại cảnh báo mối nguy hại với sức khỏe từ cá rô phi.
Cá rô phi chứa ít chất dinh dưỡng. Các nhà nghiên cứu từ trường Y khoa của Đại học Wake Forest đã nghiên cứu và cho ra một báo cáo về hàm lượng axit béo omega-3 trong các loại cá phổ biến. Điều đáng nói là cá rô phi chứa ít axit béo hơn hầu hết các loại cá trong danh sách này.
Cá rô phi có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, trong đó có một lượng đáng kể protein, axit béo, selen, phốt pho, kali, vitamin B12, niacin, vitamin B6 và axit pantothenic... Những chất này rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Ngoài ra cá rô phi chứa hàm lượng protein rất ấn tượng, chiếm hơn 15% nhu cầu hàng ngày của chúng ta vì thế cá này đang trở thành món cá rất nhiều người ăn.
Nguy hiểm khi ăn phải cá rô phi nuôi trong môi trường không sạch.
Tuy nhiên hiện nay cá rô phi được nuôi trong các trang trại là chủ yếu, có rất ít trong tự nhiên.
Năm 2009, các nghiên cứu ở Bộ Nông nghiệp Mỹ đã kiểm tra thủy hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc và tiết lộ, nhiều trang trại ở Trung Quốc nằm trong khu vực bị ô nhiễm nặng.
Hầu hết cá rô phi tiêu thụ ở Mỹ hiện nay do các trang trại nuôi thay vì đánh bắt từ thiên nhiên. Cá nuôi ở trang trại thường tiếp xúc với các chất ô nhiễm hữu cơ gây ung thư nhiều hơn 10 lần so với cá rô phi tự nhiên.
Hơn nữa, một trong những thành phần chính trong thức ăn là phân của gà và chất thải chế biến từ lợn và vịt cũng khá phổ biến.
Các loại cá thường là nguồn cung cấp Omega 3 rất quan trọng cho cơ thể. Omega 3 có lợi cho sức khỏe bằng cách giảm huyết áp, giảm cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch.
Nó cũng ngăn ngừa được viêm khớp, trầm cảm, bệnh tim và thậm chí là cả ung thư. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Wake Forest (Mỹ) vào năm 2008 thì cá rô phi chứa nhiều Omega 6 hơn Omega 3 theo tỷ lệ 11/1.
Theo các nhà khoa học thì mặc dù Omega 6 cũng cần thiết cho cơ thể nhưng tỷ lệ của nó và Omega 3 thích hợp nên là 2/4.
Tỷ lệ Omega 6 và Omega 3 trong cá nếu lớn hơn 6/1 có thể sẽ tăng nguy cơ gia tăng bệnh suyễn, viêm khớp và các bệnh viêm khác trong cơ thể.
Theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy, bất kể các loại rau thủy sinh hay các loại thức ăn như ốc, trai kể cả cá rô phi nuôi hay tự nhiên nếu sống trong môi trường bị ô nhiễm như các kim loại nặng đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bởi môi trường kim loại nặng đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, kim loại ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.
Vì vậy, nếu các loại cá như cá rô phi bị nhiễm độc từ môi trường nuôi và trở thành thức ăn của con người thì sẽ là một mối đe dọa không nhỏ tới sức khỏe con người.
Với gia đình Việt, cá rô phi cũng là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn. Trong cá rô phi chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein, axit béo cần thiết,… Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu mới nhất của viện dinh dưỡng ở Mỹ, khẳng định cá rô phi là một mối nguy hại lớn cho sức khỏe người sử dụng.
Cá rô phi chứa ít chất dinh dưỡng.
Đã có rất nhiều báo cáo cho rằng cá rô phi có nguồn gốc không rõ ràng được nuôi bằng phân động vật. Chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư gấp 10 lần so với cá được đánh bắt trong tự nhiên.
Năm 2009, các nghiên cứu kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã kiểm tra thủy sản nuôi nhập khẩu từ Trung Quốc và tiết lộ rằng nhiều nông trại cũng như nhà máy chế biến thực phẩm tại Trung Quốc đang nằm trong khu vực công nghiệp nơi không khí, nước, đất bị ô nhiễm.
Bạn có thể ăn phải thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và hóa chấtCá rô phi trong thời gian gần đây dễ bị bệnh hơn. Nhiều chủ trang trại đã cung cấp cho cá thuốc kháng sinh để giúp chúng tránh khỏi bệnh tật. Những hóa chất này có hiệu quả trong việc giúp cá rô phi khỏe mạnh nhưng vẫn có hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.
Dibutylin – một chất hóa học được sử dụng trong việc tạo ra nhựa PVC cũng có thể được tìm thấy trong cá rô phi nuôi ở trang trại. Hóa chất độc hại này được biết đến với khả năng gây ra viêm nhiễm và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó cũng làm tăng nguy cơ dị ứng, hen suyễn, béo phì và các rối loạn chuyển hóa.
Một hóa chất độc hại khác từng được tìm thấy trong cá rô phi nuôi là dioxin. Đây là chất có liên quan đến sự khởi phát và tiến triển của bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Đồng thời, nếu ăn phải thực phẩm có chứa dioxin, cơ thể phải mất từ 7 – 11 năm để đưa chất này ra ngoài.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những lời cảnh báo và không phải cứ ăn cá rô phi là nguy hiểm. Điều quan nhất là mỗi người chúng ta nên bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình bằng cách thận trọng khi mua cá rô phi, tránh mua phải các sản phẩm cá nuôi độc hại từ Trung Quốc hoặc trong nước, đồng thời ăn ở mức độ vừa phải để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu cùng một loại cá mà các con cá đều nhau thì phần lớn là cá nuôi.
Bình thường cá rô phi nuôi hay các loại cá khác được nuôi theo cùng một lứa, tức là các con cá tương đối bằng nhau về cân nặng.
Nhìn vào một chậu cá của người bán, nếu cùng một loại cá mà các con cá đều nhau thì phần lớn là cá nuôi. Do cá nuôi trong ao, hồ chật hẹp hơn cá tự nhiên, nên nó sẽ bơi chậm và không khỏe bằng cá tự nhiên. Khi ăn cá nuôi thịt sẽ bở và mùi không thơm.
Còn cá tự nhiên thương giữa các loại cá không bằng nhau con to, con nhỏ, sống khỏe hơn. Hoặc người mua có dựa vào địa lý, nếu chợ nào gần sông, suối thì cũng có thể thi thoảng có cá sông. Còn ăn cá tự nhiên thì thị sẽ chắc thơm và ngọt hơn.
Để an toàn khi sử dụng, tốt nhất chúng ta chỉ ăn phần thịt cá (phi lê), còn lại phần đầu cá, mang cá và kể cả ruột hay bụng cá nên vứt bỏ. Cá rô phi ăn rất tạp, thậm chí ăn cả chất thải của các loại động vật khác, đó là lý do màng bụng cá rô phi rất đen và tanh. Do vậy, chúng ta không nên sử dụng những bộ phận này.
Chuyên gia cũng lưu ý mọi người không nên ăn quá thường xuyên cá rô phi, có thể đổi bữa sang những thực phẩm hay các loại cá khác để đa dạng thực phẩm và món ăn.
Những tư vấn trên của chuyên gia hy vọng phần nào giúp các bà nội trợ có được câu trả lời cho thắc mắc ăn cá rô phi có gây hại.