Suy gan xảy ra khi phần lớn gan bị tổn thương mà không thể chữa trị được và gan không còn có thể hoạt động nữa.
Những điều cần biết về bệnh suy gan
Suy gan là một tình trạng nguy kịch cho tính mạng cần được chăm sóc y tế kịp thời. Thông thường, suy gan diễn ra từ từ và qua nhiều năm trời. Tuy nhiên, một tình trạng hiếm gặp hơn được biết đến với tên gọi suy gan cấp tính diễn ra nhanh chóng (có thể chỉ trong khoảng 48 giờ) và khó chẩn đoán được ngay từ lần đầu tiên.
Điều gì gây nên suy gan?
Những nguyên nhân phổ biến nhất của suy gan mãn tính (khi mà gan bị suy yếu dần sau nhiều tháng đến nhiều năm) bao gồm:
- Viêm gan B
- Viêm gan C
- Uống rượu bia lâu ngày
- Xơ gan
- Thừa sắt (một dàng rối loạn khiến cho cơ thể hấp thụ và dự trữ nhiều sắt hơn bình thường)
- Thiếu dinh dưỡng
Tuy nhiên, những nguyên nhân của suy gan cấp tính, khi mà gan suy yếu nhanh chóng, thường rất khác. Chúng bao gồm:
- Dùng quá liền acetaminophen (Tylenol). Đây là một trong những nguyên nhân gây suy gan thường gặp nhất. Acetaminophen còn được biết đến với tên gọi paracetamol. Sử dụng quá liều khuyến cáo acetaminophen trong một ngày hoặc trong vài ngày liên tiếp có thể dẫn tới suy gan cấp.
- Nhiễm virus viêm gan A, B, và C (đặc biệt ở trẻ em): Các loại virus gây viêm gan có thể góp phần gây suy gan cấp nếu không được phát hiện và kiểm soát.
- Phản ứng với một đơn thuốc hoặc các loại thảo dược nhất định
- Ăn phải nấm độc: Ăn phải một số loại nấm dại có chứa độc tố, chẳng hạn như nấm mũ tử thần (amanita phalloides) có thể gây suy gan cấp. Một số hóa chất công nghiệp như carbon tetrachloride (được sử dụng trong sáp, sơn công nghiệp,...) cũng có thể góp phần gây suy gan.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc kê đơn, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống co giật, có thể góp phần gây tổn thương gan.
- Sử dụng thực phẩm chức năng bừa bãi: Một số thực phẩm chức năng có liên quan đến tổn thương gan. Chính vì thế, khi dùng những loại thuốc này nên xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh tự miễn: Viêm gan tự miễn là một căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào gan dẫn đến viêm và tổn thương. Tình trạng này có thể gây suy gan.
- Bệnh về mạch máu: Hội chứng Budd-Chiari là một bệnh về mạch máu có thể gây ra tắc nghẽn trong tĩnh mạch gan, sau đó dẫn tới suy gan.
- Bệnh chuyển hóa: Các bệnh chuyển hóa như bệnh Wilson và gan nhiễm mỡ cấp tính gặp phải trong thai kỳ đôi khi có thể gây suy gan.
- Ung thư: Nếu tế bào ung thư bắt đầu ở gan hoặc lan sang gan có thể gây ra suy gan.
- Sốc nhiệt: Hoạt động thể chất quá nhiều trong môi trường nóng nực có thể dẫn tới suy gan.
Những triệu chứng của suy gan là gì?
Những triệu chứng đầu tiên của suy gan thường có thể liên quan tới bất kỳ chỉ số hoặc tình trạng nào. Chính vì vậy, suy gan thường rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Những triệu chứng khi mới xảy ra có thể gồm:
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
Tuy nhiên, khi suy gan bắt đầu nặng hơn, những triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi phải có sự chăm sóc kịp thời. Những triệu chứng này bao gồm:
- Vàng da
- Dễ chảy máu
- Sưng bụng
- Rối loạn hoặc mất phương hướng về thần kinh (được gọi là bệnh não gan)
- Hay buồn ngủ
- Hôn mê
Bệnh suy gan được chữa trị như thế nào?
Nếu được chẩn đoán kịp thời, bệnh suy gan cấp tính gây nên bởi việc dùng quá liều acetaminophen đôi khi có thể chữa được và đảo ngược những ảnh hưởng của nó. Tương tự, nếu một loại virus gây nên suy gan, có thể có các hỗ trợ y tế ở bệnh viện để chữa trị những triệu chứng cho đến khi virus không còn hoành hành nữa. Ở những trường hợp này, gan đôi khi sẽ tự hồi phục dần.
Đối với suy gan do kết quả của sự suy yếu trong một khoảng thời gian dài, mục tiêu chữa trị hàng đầu có thể là cứu chữa bất kỳ phần nào của gan vẫn còn hoạt động được. Nếu điều này bất khả thi, vậy thì việc cấy gan là cần thiết. May mắn thay, cấy ghép gan là một loại phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao.
Làm cách nào để phòng ngừa suy gan?
Cách tốt nhất để phòng tránh suy gan là hạn chế những nguy cơ phát triển xơ gan hay viêm gan. Sau đây là một số mẹo giúp ích cho việc phòng tránh những tình trạng này:
- Tiêm phòng viêm gan hay globulin miễn dịch để tránh viêm gan A và B.
- Ăn chế độ đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau.
- Uống rượu bia vừa phải. Tránh uống rượu bia khi đang dùng acetaminophen (Tylenol)
- Giữ vệ sinh sạch sẽ. Do các vi khuẩn thường được lây truyền qua bàn tay, nên hãy rửa tay kỹ sau khi dùng nhà vệ sinh. Hơn nữa, hãy rửa tay trước khi bạn chạm vào thức ăn.
- Không chạm vào bất kỳ loại máu hay sản phẩm từ máu nào.
- Không chia sẻ những vật dụng vệ sinh cá nhân, bao gồm bàn chải đánh răng và dao cạo.
- Nếu bạn có hình xăm hay khoen lỗ trên người, hãy chắc chắn đảm bảo các điều kiện vệ sinh và những dụng cụ được khử trùng (không có mang mầm vi khuẩn gây bệnh)
- Dùng biện pháp bảo vệ (bao cao su) khi quan hệ.
- Nếu sử dụng bất kỳ thuốc tiêm bất hợp pháp nào, đừng dùng chung kim tiêm với người khác.
- Những nguyên nhân không ngờ gây suy gan cấp
Thức uống tăng lực làm hại gan
Xơ gan có mấy giai đoạn? Xơ gan cấp độ f1, f2, f3, f4 là gì?
Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?