Hình ảnh mới nhất cho thấy cận cảnh hành tinh Lk C15 được hạ sinh khiến các nhà khoa học thích thú.
Tại trạm thiên văn Arizona, qua kính viễn vọng, các nhà khoa học đã tập trung quan sát đối diện một đám không khí phát sáng khổng lồ trên không gian, thấy cận cảnh hành tinh Lk C15 được hạ sinh. Được biết, hành tinh trẻ này nằm cách khoảng 450 năm ánh sáng tính từ Trái đất.
Hành tinh trẻ này nằm cách khoảng 450 năm ánh sáng tính từ Trái đất.
"Thật thú vị bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy cận cảnh một hành tinh trẻ được hạ sinh trong vũ trụ" - Stephanie Sallum, một nhà nghiên cứu Vũ trụ tại Đại học Arizona nói với trang SPACE.com
Theo quan sát, hành tinh trẻ Lk C15 có hình dạng như một khối đĩa bụi lớn, xung quanh là khói bụi và không khí phát sáng, vòng ngoài bao gồm các vòng sao nhỏ 2 triệu năm tuổi bao quanh, những yếu tố này cung cấp năng lượng cũng như phụ trợ, bảo vệ cho hành tinh Lk C15 được an toàn ra đời.
Nơi hành tinh hạ sinh cách khoảng cách 93 triệu dặm so với Mặt trời.
Được biết, nơi hành tinh hạ sinh cách khoảng cách 93 triệu dặm so với Mặt trời và 150 triệu km so với Trái đất.
Cận cảnh quan sát quá trình hạ sinh hành tinh trẻ Lk C15 được ghi lại bằng Kính viễn vọng lớn Binocular (LBT) tại khu vực Đông nam Arizona, kính rộng tới 8,4 mét (mặt gương chính) cùng hệ thống phóng đại quang học thang màu vũ trụ Large Binocular Telescope.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nature.