Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện một ấu trùng khổng lồ, dài 14 cm thuộc họ Cóc bùn, trong một chuyến thám hiểm hang động.
>> Hang động ấu trùng phát sáng kỳ ảo ở New Zealand
Theo China News, các nhà khoa học Trung Quốc hôm 14/3 phát hiện một ấu trùng nòng nọc khổng lồ, dài 14 cm ở một hang động ngoại ô thành phố Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, phía bắc Trung Quốc. (Ảnh: China News).
Chuyên gia cho biết, đây là ấu trùng của Oreolalaz rhodostigmatus, một loài lưỡng cư thuộc họ Cóc bùn. Loài này chỉ có ở Trung Quốc, thường sống trong vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, suối nước ngọt và hang động, là động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Trung Quốc. (Ảnh: China News)
Khi còn ở dạng ấu trùng, loài này còn có tên gọi là cá đầu chày hoặc cá trong suốt. Ảnh: China News
Theo Ifeng, thông thường, chiều dài của nòng nọc từ 10-12 cm, hiếm thấy con nòng nọc nào dài tới 14 cm. (Ảnh: China News)
Để hoàn tất quá trình sinh trưởng, chuyển từ nòng nọc sang cóc, loài này cần tới 1-2 năm. (Ảnh: Ifeng)
Chúng thường sinh sống trong môi trường thiếu sáng, nên có làn da trong suốt, nhìn rõ nội tạng bên trong. (Ảnh: Ifeng).
Nếu đem loài này nuôi dưỡng ở môi trường nhiều sáng, chúng sẽ thay đổi màu sắc, dần chuyển sang ánh tím, không nhìn rõ nội tạng nữa. Trong ảnh là một con Cóc bùn trưởng thành. (Ảnh: Baike).