Báo cáo khoa học sáng giá nhất cho giải Nobel Y học 2005

  •  
  • 251

Danh sách đề cử là một bí mật tuyệt đối. Nhưng một báo cáo khoa học dưới đây đăng trên tạp chí khoa học uy tín của Mỹ Nature medecine và báo The Washington Post đã cho thấy được thông tin đã bị rò rỉ. Đây là một trong số rất nhiều đề cử cho giải Nobel Y học được gửi về Thuỵ Điển. Và nếu không phải là năm nay, thì đây sẽ là một đề cử đầy tiềm năng cho những giải Nobel trong tương lai sau khi qua một thời gian ứng dụng. Điều quan trọng hơn, bản báo cáo khoa học này cũng đã bắt đầu mở ra một trang mới cho những người đang mang căn bệnh thế kỷ AIDS.

Tận diệt được căn bệnh thế kỷ

Tuần báo Nouvel Obs (Pháp) ngày 16.7.2005 có bài bình luận về thông tin này như sau: “So với những lần công bố trước của các nhà khoa học trên thế giới về AIDS, đây có lẽ là thông tin đáng tin cậy nhất”. Hai nhà nghiên cứu độc lập là giáo sư Jean Marie Andrieu và bác sĩ Louis Wei Lu sắp cho công bố trước cộng đồng khoa học thế giới kết quả công trình nghiên cứu của họ. Nếu được hội đồng khoa học thế giới chính thức công nhận, chỉ trong một đến hai năm, công trình nghiên cứu này sẽ tận diệt được căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Jean Marie Andrieu, trưởng khoa ung thư, Bệnh viện châu Âu George Pompidou là một nhà ung thư học nổi tiếng. Wei Lu, người Pháp gốc Hoa là nhà nghiên cứu thuốc Viện Nghiên cứu vắc xin và miễn dịch liệu pháp ung thư và AIDS của Đại học René-Descarte (IRVICS), cũng rất gắn bó với Viện Nghiên cứu phát triển (IRO) của Pháp. Năm 1999, hai nhà khoa học này đã áp dụng phương pháp thử nghiệm phân tử có tên là Muprovoma nhằm phát hiện các chủng virus gây bệnh. Qua đó họ đã xác định được phần lớn chủng virus gây bệnh AIDS trong khi các phương pháp thử nghiệm khác từ trước tới nay chỉ phát hiện được từ 0 - 20%. Đặc biệt phương pháp Muprovoma có thể xác định được số lượng các chủng virus gây bệnh AIDS bắt nguồn từ châu Phi hay châu Á.

Phát hiện lần này của hai nhà khoa học người Pháp có thể sẽ nhanh chóng mở ra một phương pháp điều trị mang tính cách mạng - vắc xin liệu pháp - cho những người đã bị nhiễm HIV/AIDS. Khác với các loại vắc xin có tác dụng phòng bệnh và ngăn chặn sự xâm nhập của một loại vi khuẩn hay virus vào cơ thể, nguyên lý vắc xin liệu pháp của các nhà khoa học người Pháp là nhằm làm giảm, thậm chí chặn đứng hoàn toàn sự phát triển của HIV ở người đã bị phát hiện dương tính hoặc đang trong tình trạng nguy kịch. Mục tiêu của Jean Marie Andrieu và Wei Lu là kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể - vốn là mục tiêu làm yếu và phá hoại của HIV - chống lại loại virus này.

Con người từng bế tắc

Để có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, xin nhắc lại cơ chế phát triển của bệnh AIDS. Trong khi đối với một loại virus được phát hiện trước khi có HIV, không có kẻ thù nào đáng sợ hơn là bạch huyết bào (các tế bào được cơ thể sinh ra nhằm nhận dạng và tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus lạ xâm nhập), thì HIV sử dụng chính bạch huyết bào để sinh sôi và phát triển.

Nhờ vào các kháng nguyên có trong lớp vỏ ngoài, HIV kết hợp lớp vỏ của bạch huyết bào và bắt tế bào này kết hợp với các gien của nó. Khi nhân bị phá huỷ, bạch huyết bào sẽ mất tác dụng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của một số virus cũng như không thể ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u. Sự phát triển của các căn bệnh kiểu này - còn gọi là bệnh cơ hội - sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của người bệnh suy yếu, còn bệnh nhân tử vong vì các bệnh khác mà cơ thể không chống đỡ được. Từ đây người ta gọi căn bệnh này là hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).

Nhờ phương pháp điều trị kết hợp ba loại kháng sinh được phát triển từ thập niên 1990, ngành y học thế giới đã có thắng lợi bước đầu sau khi thành công trong việc chặn đứng sự phát triển của HIV. Thực chất của phương pháp điều trị kết hợp 3 loại kháng sinh là ngăn chặn ARN của HIV biến đổi thành ADN và bao vây bạch huyết bào thông qua một enzyme đặc biệt - transcriptase ngược chiều (một loại men xúc tác quá trình tổng hợp axít tương ứng), mặt khác khống chế việc sản xuất protease, một enzyme khác giúp hoàn thiện việc tạo ra các protein cần thiết cho việc sản sinh các HIV mới.

Mặc dù có hiệu quả, song phương pháp điều trị phối hợp A380 loại kháng sinh này - một loại kháng sinh ngăn chặn quá trình tạo ra protéase và hai loại kháng sinh còn lại có tác dụng vô hiệu hoá men xúc tác transcriptase ngược chiều - gây ra nhiều phản ứng phụ cho bệnh nhân. Mặt khác, do không thể diệt triệt để hay chặn đứng sự phát triển của HIV sau một thời gian điều trị nhất định, nên người bệnh phải dùng A380 loại thuốc kháng sinh liên tục vì nếu dừng, virus có thể xuất hiện trở lại. Những phản ứng phụ thường thấy ở bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này là rối loạn tiêu hoá, suy nhược thần kinh, suy gan và thận…

Hướng nghiên cứu hoàn toàn khác

Không nhằm mục đích loại trừ hẳn HIV, phương pháp của Andrieu và Lu là tìm cách ngăn chặn loại virus này phát triển nhờ một phương pháp điều trị bằng vắc xin được áp dụng cho những người đã bị nhiễm HIV. Điều này tương đối giống với cách điều trị bệnh dại.

Để kích thích hệ miễn dịch, hai nhà khoa học này nghiên cứu một số tế bào ít được sử dụng trong việc chống virus HIV, nhưng lại tỏ ra rất hữu hiệu trong điều trị một số loại ung thư. Đó là các tế bào thần kinh nhánh. Nằm chủ yếu trong các hạch bạch huyết, như lá lách, các tế bào thần kinh nhánh đóng vai trò là những người lính gác phụ trách nhận dạng trước tiên những kẻ lạ xâm nhập cơ thể. Chính những chú lính gác này sau đó sẽ thông báo cho các bạch huyết bào kẻ thù cần tiêu diệt.

Nhưng làm thế nào để tránh cho các bạch huyết bào không bị HIV tấn công? Đơn giản là khi xuất hiện, các tế bào thần kinh nhánh sẽ thông báo ngay cho các bạch huyết bào để chúng tự bảo vệ trước các kháng nguyên có trong vỏ của HIV trước khi bị virus này tấn công.

Năm 2002, bác sĩ Wie Lu đã tiến hành một thí nghiệm quyết định: lấy các tế bào thần kinh nhánh ở khỉ Ma Cao bị nhiễm SIV (một loại virus gây bệnh AIDS ở khỉ có nhiều đặc tính giống HIV gây bệnh AIDS ở người), sau đó đặt các tế bào này vào chung với SIV. Loại virus này lập tức bị các tế bào thần kinh nhánh bao vây và không thể sinh sôi.

Sau khi được nuôi, các tế bào thần kinh nhánh được tiêm trở lại vào cơ thể con vật bị nhiễm SIV. Quá trình tiêm này được chia làm 5 lần kéo dài trong 2 tháng. Kết quả cho thấy, mặc dù SIV không hoàn toàn bị tiêu diệt, nhưng số lượng của chúng giảm hẳn trong cơ thể con vật thử nghiệm sau 10 tháng điều trị.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy số lượng các tế bào miễn dịch tăng gấp 6 lần so với lúc bắt đầu điều trị. Kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, rồi phát triển hệ thống miễn dịch này thay vì tìm cách hỗ trợ sự suy thoái của chúng do HIV gây ra là một phương pháp nghiên cứu mới. Một điều đáng nói nữa trong phát hiện mới này là để đạt được mục đích nghiên cứu, hai nhà khoa học đã huy động phần lớn nguồn tài chính từ tư nhân. Ngoài ra, trong khi lấy bằng sáng chế tại Pháp, họ đồng thời tiến hành công trình nghiên cứu tại Trung Quốc và Brazil.

Phát hiện của họ đã mở ra hy vọng chữa trị triệt để cho hàng triệu bệnh nhân AIDS và có thể đặt dấu chấm hết cho sự bành trướng của căn bệnh thế kỷ này.

Trần Ngọc Phúc - Theo Nobel Prize 2005

Theo SGTT
  • 251