Bên trong hầm hạt nhân khổng lồ của Trung Quốc từ thời chiến tranh Lạnh

  •  
  • 2.790

Hãy cùng tham quan hệ thống hầm lớn nhất thế giới, có thể chịu đựng được hàng ngàn tấn thuốc nổ hay một cơn động đất mạnh cấp độ 8, thậm chí có thể chống chọi nổi với bom nguyên tử và bom hydro.

Nằm sâu bên dưới những ngọn núi ở miền trung Trung Quốc, một mạng lưới đường hầm khổng lồ lớn nhất từng được xây dựng là cơ sở hạt nhân bí mật của quốc gia này.

Công trình này được xây dựng từ năm 1967, ba năm sau khi Trung Quốc thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, trong một nỗ lực cố gắng theo kịp cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ và Liên Xô.

Hành lang chính từ lối vào của khu căn cứ
Hành lang chính từ lối vào của khu căn cứ. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Một trong những nơi thử nghiệm hạt nhân của khu căn cứ.
Một trong những nơi thử nghiệm hạt nhân của khu căn cứ. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Cơ sở này rộng 100.000 mét vuông, tương đương 14 sân bóng đá, thể tích tương đương 600 hồ bơi theo chuẩn Olympic, được xây dựng trong 17 năm bởi 60.000 binh sĩ suốt ngày đêm. Nó là hệ thống hầm nhân tạo lớn nhất thế giới, kéo dài đến 20 km.

Tọa lạc tại thị trấn Bạch Đào gần khu đô thị Trùng Khánh, nơi đây quanh năm bị bao phủ bởi sương mù và bụi núi lửa, cùng với những cánh rừng bạt ngạt vây xung quanh, khiến nó gần như bị xóa khỏi bản đồ vì không có cư dân sinh sống.

Du khách đang tham qua nơi từng mang tham vọng hạt nhân của Trung Quốc.
Du khách đang tham qua nơi từng mang tham vọng hạt nhân của Trung Quốc. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Bên trong luôn tối và không khí có mùi ẩm mốc.
Bên trong luôn tối và không khí có mùi ẩm mốc. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Việc xây dựng hệ thống hầm này tiêu tốn đến 80 tỷ Nhân dân Tệ (khoảng 11,5 tỷ Dollar Mỹ), mang tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên vào năm 1979, khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và căng thẳng với Liên Xô cũng giảm bớt, nơi đây đã không còn được sử dụng và chính thức bị bỏ hoang từ năm 1984. Được trùng tu lại vào năm 2002 và chính thức mở cửa đón khách du lịch vào 2010, cuối cùng đón khách ngoại quốc vào cuối 2016 vừa qua.

Hơn 300.000 du khách Trung Quốc đã đến nơi này trong khi chưa đến 100 du khách nước ngoài đến đây. Được bao quanh bởi bóng tối và không khí ẩm thấp, du khách như được trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chỉ có 10% hành lang và các phòng mở cửa cho du khách tham quan, gồm những không gian từ tầng 6 đến tầng 9, bao gồm trung tâm điều khiển và lò phản ứng hạt nhân. Những thiết bị ở đây đều được thay thế bằng mô hình như thật và có mô phỏng lại các hoạt động đã từng xảy ra.

Cổng vào khu căn cứ ngầm lớn nhất thế giới tại Bạch Đào, gần đô thị Trùng Khánh.
Cổng vào khu căn cứ ngầm lớn nhất thế giới tại Bạch Đào, gần đô thị Trùng Khánh. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Du khách chụp hình công trình được xây dựng từ năm 1967.
Du khách chụp hình công trình được xây dựng từ năm 1967. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Hệ thống các phòng được nối với nhau bằng các dãy hành lang kéo dài đến 20km.
Hệ thống các phòng được nối với nhau bằng các dãy hành lang kéo dài đến 20km. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Việc mở cửa đón khách du lịch phần nào an ủi cho hàng ngàn người lính đã bỏ công sức tạo ra công trình này. Theo số liệu từ các hướng dẫn viên du lịch, tổng cộng đã có 76 người chết trong quá trình xây dựng.

Ông Chen Huaiwen, 70 tuổi, là một cựu binh đã tham gia xây dựng hầm chứa này, cho biết: "Một người sẽ tiến hành cho nổ đá, rồi tất cả chúng tôi sẽ lao vào khoan đục những tảng đá đã vỡ nhỏ và tiến sâu vào bên trong. Ngọn núi này có thể sẽ đổ sụp bất cứ lúc nào, nhiều đồng đội của tôi đã bỏ mạng lại nơi đây".

"Chúng tôi ngủ trên những lớp rơm mỏng, không ai được ngủ trước 1 giờ sáng. Cảnh sát có vũ trang đứng canh gác khắp nơi trong công trường và chúng tôi buộc phải hoàn thành nó trong thời hạn ngắn ngủi".

Một hành lang hình dạng đường ống tròn được xây dựng hoàn toàn thủ công bởi những binh sĩ.
Một hành lang hình dạng đường ống tròn được xây dựng hoàn toàn thủ công bởi những binh sĩ. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Một trong những nơi thử nghiệm hạt nhân của khu căn cứ.
Một trong những nơi thử nghiệm hạt nhân của khu căn cứ. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

Một buồng điều khiển trong khu căn cứ.
Một buồng điều khiển trong khu căn cứ. (Ảnh: Wang Zhao/AFP).

"Thức ăn rất giản đơn, chỉ có cơm và đậu, sẽ có thịt vào hai buổi trong tuần. Nhiều người mắc lao phổi do bụi từ quá trình phá đá, đó là chưa nói đến nhiều chất độc hại từ thuốc nổ, khói thuốc và không khí ô nhiễm".

Một cựu quân nhân khác chia sẻ trong nước mắt, ông Li Gaoyun cho biết: "Đã 42 năm mới quay trở lại nơi này, cũng như nhiều người lính khác, tôi không nhận được lương hưu hay trợ cấp xã hội sau khi hoàn thành đại công trình này. Công trình này đã nợ chúng tôi rất nhiều, xương máu, mồ hôi và cả tuổi trẻ".

Cập nhật: 22/03/2017 Theo khampha
  • 2.790