Bí ẩn của những điều vượt qua trí tuệ con người

  •   3,417
  • 67.757

Ai đã sáng tạo ra nền văn minh Samuier?

Các nhà lịch sử học cho rằng, cực văn minh Trái Đất, nơi khởi nguồn, có khả năng là khu vực sinh sống của người Samuier. Vì các nền văn minh Maya và Samuier có rất nhiều điểm tương tự, thậm chí giống nhau.

Người Samuier đột nhiên xuất hiện, rồi lại đột nhiên biến mất khỏi vùng hạ du sông Tigre và Sông Euphrate. Vào khi nào, bằng cách nào họ đã học được chữ hình chêm và kỹ thuật kiến trúc bảo tháp cho đến nay vẫn là câu đố lịch sử khó giải, là một sự thách thức đối với các nhà khảo cổ học. Samuier là thành phố có nền văn minh lâu đới nhất trong lịch sử các nền văn minh nhân loại, hình thành khoảng 4000 năm trước Công Nguyên. Nó đột nhiên xuất hiện ở khu vực hạ du hai con Sông Tigre và Euphrate thuộc vùng Trung Đông, tức phía Nam Iraq ngày nay. Các nhà lịch sử chính thống và các nhà khảo cổ học đã có được ý kiến thống nhất khi cho rằng: Thành phố Samuier không chỉ là cội nguồn văn minh phương Đông cổ đại sau này mà còn có thể nói một cách chuẩn xác, nó là cội nguồn của nền văn minh Thế giới hiện đại.

Thành phố Samuier nằm ở khu vực Mesopotamie (Vùng Lưỡng Hà). Khu vực này hàng nghìn năm trở lại đây luôn luôn là khu vực có môi trường tồi tệ, khô hạn, nóng nực, sông ngòi có dòng chảy hung hãn, không thích hợp cho việc sinh sống của con người. Vậy tại sao nền văn minh sớm nhất của con người lại được sản sinh ra từ hoàn cảnh tự nhiên vô cùng khắc nghiệt.

Nói tới nền văn minh Samuier, điều mà người ta nghĩ tới đầu tiên là phát minh văn tự hình chêm (một loại văn tự do người miền Nam Mesopotamie sáng tạo từ 3000 năm trước Công Nguyên, nét chữ giống cái chêm. Người Babylon, Ba Tư... đều đã từng sử dụng loại văn tự này). Người Samuier không chỉ phát minh ra chữ viết mà còn phát minh ra các loại kỹ thuật như: Cày ruộng, xây dựng, tưới tiêu, nhiều nghành khoa học hình học, pháp luật, thiên văn học, toán học và cả phương pháp quản lý dân chủ của Nhà nước, thành phố... Hơn nữa, đứng từ góc độ thời gian lịch sử mà nói, tất cả những tri thức này của người Samuier đều được sáng tạo một cách đột ngột trong khoảng thời gian cực ngắn. Thực tế này càng khiến các nhà sử học và khảo cổ học không thể hiểu nổi, cũng không thể tranh cãi hay bàn bạc được điều gì. Họ chỉ có thể đặt câu hỏi: Ai là người có bản lĩnh lớn như thế trong khoảnh khắc đã khiến cho người Samuier trở nên thông minh để sáng tạo ra một nền văn minh không thua kém bất kỳ nền văn minh nào của các quốc gia ở thế kỷ XX.

Tiến sỹ Thaytacasag, nhà Khoa học Vũ trụ Mỹ đã đưa ra cách giải độc đáo: "Văn minh Samuier là dựa vào sự giúp đỡ của sinh vật hệ nhân loại vô cùng hùng mạnh mà được sản sinh ra". Cuối Thế kỷ II trước Công Nguyên Jisirosuansi của Babylon đã vận dụng sách cổ văn thần điện viết cuốn sử Babylon với độ tin cậy rất cao. Sách đã viết: "Khi nhân loại ở vùng Babylon cổ xưa sống cuộc sống hoang dã giống như loài thú hoang không có trật tự, ở vịnh Ba Tư xuất hiện một loài sinh vật Oyanasi hình thể giống cá, nhưng phía dưới đầu cá lại có một cái đầu khác, có chân tay giông như người, tiếng nói cũng giống người".

Loài sinh vật này, ban ngày xuất hiện ở biển, nói chuyện với con người, dạy con người văn hóa, nghệ thuật, khoa học, pháp luật, kiến trúc, nguyên lý hình học, hái lượm hoa quả, phân biệt thực vật,... nhưng nó không ăn gì mà vẫn tồn tại. Do loài sinh vật này là động vật lưỡng thể, nên khi Mặt trời lặn về phía Tây, nó liền nhảy xuống biển ẩn náu dưới đó, đến sáng lại lập tức xuất hiện". Cách giải lý này, thực sự khiến người ta khó tiếp thu.

Tiến sỹ Calusag suy đoán, khoảng 4000 năm trước Công Nguyên hoặc sớm hơn, nền văn minh ngoài nhân loại đã tiếp xúc với loài người ở bờ biển Vịnh Ba Tư, mà di tích Aliduo cổ nhất của Samuier lại ở chính trên mảnh đất này. Di tích Aliduo hiện đã được các nhà khảo cổ học xác nhận, căn cứ vào kết quả phân tích được ghi lại bằng văn tự chêm rằng "Aliduo trước nạn Đại Hồng Thủy là đô thành sớm nhất của ngũ quyền từ trên trời giáng xuống". Tiến sỹ Calusag còn chỉ rõ: "Nếu như lấy loài sinh vật Oyanasi có thân thể giống như cá coi như là áo Vũ trụ hoặc áo lặn, cái đầu khác dưới cái đầu cá chỉ là cái mặt của mũ Vũ trụ hoặc mũ lặn, thì chúng ta có thể kết luận một cách nhanh chóng, đó chính là sinh vật có tính trí năng hệ phi nhân loại trong đại dương".

Ngoài ra, còn có rất nhiều người thử nghiệm đưa ra kiến giải của mình với chủ trương: tích cực và mạnh dạn giải thích nền văn minh Samuier. Nhà ngôn ngữ học kiêm nhà nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Đông quốc tịch Mỹ nhưng mang trong mình huyết thống Trung Đông tên là Caglia Xijin, nói: "Cội nguồn nền văn hóa Samuier có thể nói là dựa vào sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, cũng có ý kiến cho rằng: Trước nạn "Đại Hồng Thủy", Samuier bị người ngoài hành tinh xâm chiếm, biến thành đất thuộc địa, nền văn minh Samuier chính là di sản văn hóa của họ được giữ lại trên mảnh đất thuộc địa này". Caglia Xijin đã quan xát và nhận thấy, xuyên suốt các nền văn hiến của khu vực Trung Đông Mesopotamie (từ Samuier đến Asayria), Ai Cập, Hilblai đến Thánh Kinh cùng một ngôn ngữ đã từng xuất hiện, đều có một từ đơn "Sai mu", và bất luận là tài liệu gì đều thường xuyên lấy nó dùng trong trường hợp ghi lại những cuộc đi lại của các thiên thần trên trời hoặc của con người lên trời. "Sai mu" trong văn tự hội thoại (hình thái sớm nhất của văn tự chêm) lúc đó có ý nghĩa là lên cao vuông góc - lên thẳng. Từ đó có thể thấy, nó phải là vật thể phi hành như các loại tên lửa, phi thuyền vũ trụ. Trên thực tế, trong bài thơ ca tụng dân lên nữ thần Isidare của Babylon có một câu thơ miều tả rất rõ nó đúng là một vật thể phi hành: "Nữ thần ở trên trời cưỡi "Sai mu" bay xuống Trái đất, nơi loài người sinh sống". Ngoài các điều này ra các tác phẩm hội họa, phù điêu, điêu khắc thời đó cũng đều có vật thể hình dáng giống như tên lửa. Rất có khả năng những tác phẩm đó được làm ra để biểu thị sức mạnh của "Sai mu".

Cội nguồn của nền văn minh Samuier có nhiều cách giải thích nhưng đều rối ren, chưa thống nhất, giống như cách nói "Người nhân thấy thế gọi là nhân, người trí thấy vậy gọi là trí". Dù là cách nói nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải chờ các nhà khảo cổ học tiếp tục khảo sát và nghiên cứu.

Cập nhật: 29/07/2017 H.T (Theo nền văn minh cổ)
  • 3,417
  • 67.757