Bí ẩn của việc xây dựng các phiến đá thời cổ đại

  •  
  • 3.678

Lịch sử thành Beyrouth, thủ đô của Liban sớm được ghi chép từ thế kỷ XIV trước Công nguyên. Trong lịch sử phát triển lâu đời, thành Beyrouth đã lần lượt bị  Ai Cập, La Mã, Uthmanibu "Affan", Pháp và Anh chiếm đóng, mãi đến năm 1941 mới trở thành thủ đô của Liban. Những biến cố lịch sử phức tạp ấy đã hình thành nên tính chất đa nguyên của thành phố này.

Di chỉ tường thành bao quanh BaierBeit nằm cách thủ đô Beyrouth 7km về phía Đông là một trong những kỳ quan hùng vĩ nhất thế giới. Sau khi toàn bộ lãnh thổ Palestine bị đế quốc La Mã chinh phục năm 63 trước Công nguyên, người La Mã đã xây dựng điện thần của nữ thần Vénus và chúa thần La Mã tại đây để thay thế các miếu mạo của thần Pali và nữ thần Askait - vợ thần Pali.

Những kiến trúc vĩ đại này của người La Mã cổ đại trải qua hàng nghìn năm, đại bộ phận đã bị phá hủy trong một trận động đất. Chính vì vậy khi một bộ phận tàn dư của kiến trúc cổ này bị vùi sâu trong lòng đất lộ ra đã trở thành một đề tài nan giải qua hàng nghìn năm đối với các nhà khảo cổ học. Trong quần thể kiến trúc này có một bộ phận tường vây gọi là Tam Thạch Tháp, vì tường vây ấy do phiến đá được đẽo rất đẹp cấu thành. Ba phiến đá này mỗi phiến đá nặng 800 tấn nhưng có một phiến đá chỉ cao 7m được xếp ngay ngắn trên đỉnh hai phiến kia. Trong bãi đá gần Tam Thạch Tháp còn có một phiến đã được đẽo rất đẹp cao 4,5m; rộng 3,7m; dài 22m, nặng gần 1.000 tấn.

Nguồn gốc kiến trúc của các phiến đá cho thấy nó có lịch sử còn lâu đời hơn cả thời La Mã cổ đại. Thời cổ đại có rất nhiều người sùng bái thần linh mà ăn gió nằm sương ở Mésopotamie và ở lòng sông Nil chạy đến miếu thần Pali và Askait.

Theo ghi chép của người Ả Rập cổ đại, hàng loạt các miếu thần đầu tiên thờ thần Pali và thần Askait được xây dựng sau trận đại Hồng Thủy. Theo cách nói của người Ả Rập, những người xây dựng miếu mạo này là "những người khổng lồ cùng dòng họ" được vua Nynrô - một vị vua trong thời kỳ cổ đại xa xưa giao cho xây dựng.

Các học giả kiến trúc nói rằng, các loại máy móc hạng nặng hiện nay cũng không thể nhấc nổi những phiến đá nặng như vậy xếp vào đúng vị trí như thế. Vậy người cổ đại bằng cách nào đã nhấc được phiến đá trên đỉnh tháp đặt đúng vị trí họ muốn? Và kiến trúc của các phiến đá đó tượng trưng cho cái gì và có ý nghĩa gì?

Đến nay, các phiến đá đó vẫn đứng trơ trơ nhìn trời đất bao la mà không có lời giải thích nào thỏa đáng.

H.T (Theo nền văn minh cổ thế giới)
  • 3.678